Thực trạng chỉ đạo HĐNK cho HS trường phổ thông liên cấp Quận

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 70 - 73)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo HĐNK cho HS trường phổ thông liên cấp Quận

thành phố Hồ Chí Minh

Kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Kết quả thực trạng chỉ đạo thực hiện HĐNK cho HS được trình bày qua bảng như sau:

Bảng 2.9: Thực trạng chỉ đạo HĐNK cho HS trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh TT Chỉ đạo thực hiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL %

1 Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động có tích hợp nội dung xây dựng trường

học thân thiện thực hiện chủ điểm hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè

2

Chỉ đạo GV phối hợp tốt với tổ chức Đoàn, Đội và lực lượng giáo dục thực hiện hoạt động ngoại khóa

0 0 56 40 14 10 18 13.3 51 36.7 3.47 1

3

Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình HĐNK. 0 0 70 50 23 16.7 28 20 18 13.3 2.97 5 4 Bố trí, sử dụng hợp lý, đúng khả năng chuyên môn của từng bộ phận, giáo viên 0 0 29 20.6 82 58.8 26 18.8 3 1.9 3.02 2

5 Tổng kết, thi đua, khen

thưởng 0 0 29 20.6 82 58.8 26 18.8 3 1.9 3.00 3

Thực trạng chỉ đạo HĐNK cho HS đạt trung bình đánh giá X từ 2.97 đến 3.47, chủ yếu đạt loại trung bình, khá.

Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là: “Chỉ đạo GV phối hợp tốt

với tổ chức Đoàn, Đội và lực lượng giáo dục thực hiện hoạt động ngoại khóa”

có ĐTB=3.47 được đánh giá cao nhất. Cán bộ quản lý nhà trường đã chủ động bàn bạc, trao đổi với các lực lượng giáo dục như phụ huynh học sinh đến các tổ

chức chính quyền địa phương, đoàn thể trong địa phương. Đây là biện pháp khá hữu hiệu không chỉ phát huy vai trò của nhà trường trong cộng đồng mà còn để lực lượng xã hội nhận thức được tầm quan trọng công tác phối hợp giáo dục với nhà trường trong đó có tổ chức HĐNK cho HS. Đặc biệt, Nhà trường đã huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội khác như: trưởng bản, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ... vận động các gia đình người dân tộc thiểu số, đảm bảo tỷ lệ học chuyên cần, làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ. Việc “Bố trí, sử dụng hợp lý, đúng khả năng chuyên môn của từng bộ phận, giáo viên” thực hiện khá hiệu quả.

Các nội dung: Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề

hoạt động có tích hợp nội dung xây dựng trường học thân thiện thực hiện chủ điểm hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè; Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình HĐNK...còn bấp cập.

Thực tế, tổ chức HĐNK để đạt hiệu quả không chỉ yếu tố nhân lực mà còn cơ sở vật chất, vật dụng, vật mẫu, môi trường tổ chức....có vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, sự hỗ trợ về tài chính là cần thiết để tăng cường số lượng, chất lượng cho các hoạt động HĐNK rất cần thiết. Tuy nhiên do đây là vấn để khó đối với những khu vực điều kiện kinh tế còn khó khăn. Đó cũng là vấn đề nhạy cảm, dễ để xảy ra sai phạm nên hiệu trưởng Nhà trường có thể còn e ngại hoặc có tâm lý thụ động, trông chờ.

Có thể thấy, việc chủ động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chăm lo, giáo dục học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục và trong công tác quản lý giáo dục. Yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục là thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Nếu thống nhất được mục tiêu giáo dục giữa các lực lượng và thống nhất được nhận

thức của các lực lượng theo một hướng một đích thì hiệu quả giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao, còn nếu giữa gia đình, nhà trường, xã hội không thống nhất được mục tiêu giáo dục sẽ là tróng đánh xuôi, kèn thổi ngược thì chắc chắn giáo dục sẽ không đạt hiệu quả cao. Từ phân tích trên, cán bộ quản lý giáo dục phải có các biện pháp hữu hiệu để làm thế nào để công tác phối hợp các lực lượng giáo dục đạt kết quả tốt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM (Trang 70 - 73)

w