GIẢ-THUYẾT: NĂNG-BIẾN, SỞ-BIẾN

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 27 - 29)

Hỏi : - « Nếu chỉ có thức, sao thế-gian và thánh-giáo nói có ngã và pháp ? »

Đáp : (Bài tụng).

- « Bởi giả-thuyết ngã và pháp, nên có các tƣớng chuyển-hiện. » Đều là do thức biến-hiện ra.

- Các thức năng-biến có ba loại : 1) Dị-thức (thức thứ tám) 2) Tƣ-lƣơng (thức thứ bảy) 3) Liểu-biệt cảnh (6 thức trƣớc). BÌNH LUẬN

Muốn nghiên-cứu sự vật trong thế-giới bao la, ta hãy giả-lập ra ngã và pháp.

Đối với chúng-sinh, chấp có « mình », có « ta » tức là có « ngã ». Rồi yêu-mến cái « ta » đó. Ai khen thì vui, ai mắng thì buồn. Cái gì liên- quan đến cái « ta » thì quí-báu, giữ-dìn, thƣơng nhớ, yêu mến. Cái gì trái với cái « ta » thì ghét bỏ, thù-hận, tìm cách làm hại.

Đó là chấp ngã.

Chúng-sinh lại cho sự-vật là có thực. Giầu sang thì mừng, rồi sinh kiêu-hãnh. Thất bại thì khổ, rồi sinh chán-nản. Mọi sự-vật ảnh-hƣởng đến mình, lôi cuốn mình.

Thế-gian cho là ngã và pháp thực có. Thánh-giáo, tức là lời Phật dạy, cũng chia ra ngã và pháp để dạy chúng sinh thoát khỏi vòng nô-lệ của ngã và pháp. Vậy Phật giả-lập ra ngã và pháp để chỉ dạy chúng-sinh.

Mỗi chúng-sinh, mỗi loại chúng-sinh đều thây’ có thân, có cảnh. Mỗi loài đều thấy một cảnh-giới, do trí-biết rộng, hẹp, cao, thấy khác nhau, họ thấy cảnh vật khác nhau.

Trí biết đó là thức.

Trong toàn phần vọng-thức của chúng-sinh, ngƣời ta chia làm ba loại:

1) Dị-thục (thức thứ tám). 2) Tư-lương (thức thứ bảy).

3) Liễu-biệt cảnh, tức là biết rõ cảnh chung quanh (6 thức trƣớc). Thức là năng-biến. Cảnh là sở-biến. * * * ĐOẠN II GIẢI-THÍCH NGÃ VÀ PHÁP.

Thế-gian và thánh-giáo nói có ngã và pháp, chỉ vì giả-lập, chẳng phải thực có tính. Ngã gọi là chủ-tể. Pháp gọi là quỹ-trì. * * * BÌNH LUẬN

1) Chủ tể : chủ là tự-tại. Tể là sai sử phán-đoán. Ngƣời đời chấp có ngã, nhƣ chấp có thân, mạng sống. Ngƣời tu-chứng chấp đã chứng các quả Dự-lƣu, Nhất lai v.v…

Mình thấy mình đƣợc tự-chủ, tự-tại, và tự quyền sai khiến, phán- đoán.

2) Quỹ-trì : quỹ là có cái khuôn-mẫu nhất-định, để khiến ngƣời hiểu- biết. Trì là giữ luôn tính-cách của nó, chƣa bị hƣ, mất.

Ví dụ cái bàn, cái ghết, cái cây, mỗi thứ là một pháp. Không cái nào lẫn với cái nào.

Mỗi pháp đều có ba điểm : a) Thật : có sự thật, thật có.

b) Đức : tính-chất, mỗi pháp đều có tính chất riêng. c) Nghiệp : dùng làm gì.

Phật-pháp nói : uẩn, xứ, giới v.v… mỗi thứ cũng có tính-chất riêng. Mỗi thứ đều theo duyên sắp-đặt, đều khác nhau.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở đây, nói là giả-lập, để ngƣời học phân-biệt cho rõ tâm-lý mình, tâm-lý chúng-sinh, và hiểu rõ sự-thực.

Rồi sẽ giải-thoát ngƣời học khỏi vòng nô-lệ của ngã và pháp. Khi đó, sẽ thấy ngã và pháp là giả, là không thực có.

Nên mới đầu, đã nói chặn ngay là giả-lập. Và nói luôn là : chẳng phải thực có tính. Tức là khi đã vào sâu đạo, sẽ thấy là không có.

* * * ĐOẠN III

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 27 - 29)