2. QUẢ NĂNG-BIẾN:
DO HUÂN-TẬP MÀ CÓ
Chủng-tử đều bởi huân-tập sinh.
Cái sở-huân và năng-huân đều có từ vô thủy. Cho nên các chủng-tử đều vô-thủy thành-lập. Chủng tử cũng là tập-khí1 khác tên gọi.
Tập-khí quyết do huân-tập mà có, ví dụ nhƣ trà có mùi thơm2, bởi vì hoa ƣớp mà sinh.
Nhƣ thế kinh nói :
- « Các loài hữu-tình tâm bởi các pháp nhiễm, tịnh3 huân-tập, nên bị vô-lƣợng chủng-tử chứa-nhóm ».
Trong luận có nói : nội-chủng quyết-định có huân-tập. Ngoại-chủng4
hoặc có, hoặc không huân-tập.
* * *
BÌNH LUẬN
1) Chủng-tử, công-năng, tập-khí : cũng một nghĩa. 2) Mùi thơm : năng, Trà : sở.
3) Nhiễm : ảnh-hƣởng xấu ở thế-gian. Tịnh : ảnh hƣởng tốt của giải- thoát nhƣ tu thập-độ, vạn-hạnh v.v…
4) Sự-vật.
* * *
Trên kia, đã chủng-tử sẵn có từ vô-thủy. Đây, nói huân-tập cũng có từ vô-thủy. Từ vô-số vô-số kiếp, chúng-sinh đã có. Có chúng-sinh là có chủng-tử. Có chúng-sinh là có huân-tập. Chủng-tử nhờ huân-tập mà phát-triển. * * * BẢN-HỮU VÀ THỦY-KHỞI Chủng t-tử có hai loại. 1) BẢN-HỮU (sẵn có) :
Từ vô-thủy đến nay, trong dị-thục thức vẫn có công-năng sai-khác, sinh uẩn, xứ và giới.
Đức Thế-Tôn nƣơng đó nói rằng các loài hữu-tình từ vô thủy nhẫn lại có các nhân (giới), ví-dụ nhƣ chùm quả ác-xoa, pháp vẫn có. Đó là bản- tính trụ-chủng1.
2) THỦY-KHỞI
Từ vô-thủy đến nay, hằng hằng hiện-hành huân-tập mà có2. Đức Thế-Tôn nƣơng đó nói : các pháp huân-tập tâm nhiễm-tịnh của chúng hữu- tình, nên họ bị vô-lƣợng chủng-tử chứa-nhóm.
Các luận cũng nói : « Các chủng-tử nhiễm và tịnh sinh ra bởi các pháp nhiễm và tịnh huân-tập. Đó là tập-sở-thành-chủng » * * * BÌNH LUẬN 1) Chủng-tử sẵn có trong bản-tính.
2) Hằng ngày, luôn luôn luyện-tập, trau dồi, phát-triển.
Ta thấy có hai loại chủng-tử : 1) Sẵn có.
2) Nhờ trau dồi, ngày càng phát-triển.
* * *
Chủng-tử khởi hiện-hành, hiện-hành gây chủng-tử, hai thứ nƣơng nhau.
Tức A-lại-da và bảy thức trên đắp-đổi sinh nhau, đắp-đổi làm nhân- quả, làm nhân-duyên. Ví dụ ngọn lửa cháy bấc, ngọc lửa hút dầu ở bấc, nhờ bấc, lửa mới đuọc nuôi, cháy tiếp-tục.
* * *
Bởi vậy nên tin rằng có loài hữu-tình từ vô-thủy đến nay, có vô-lậu chủng-tử, chẳng do huân-tập, vẫn thành-tựu1.
Về sau địa.-vị thắng-tán2, huân-tập khiến cho tăng-trƣởng, pháp vô- lậu khởi lên, lấy đó làm nhân3.
Đến khi vô-lậu khởi lên, trở lại huyên-tập thành chúng-tử. Về hữu-lậu pháp, chủng-tử cũng suy theo loại ấy mà biết.
1) Sẵn có hạt giống. 2) Càng lớn lên mãi.
3) Hạt giống giới, định, tuệ đƣợc huân-tập càng ngày càng lớn.
* * *
Ta lấy một ví-dụ để dễ hiểu.
Ví-dụ có ngƣời có nhiều khả-năng về vẽ. Nếu ngƣời đó bị cuộc đời xô đẩy, bị thất học, phải làm phụ-phen, làm việt khở sở để nuôi gia-dình. Ngƣời đó sống mai một, thiên-tài vẽ không đƣợc phát-triễn.
Trái lại, nếu ngƣời đó gặp may mắn, đuọc đi học, đƣợc cha mẹ giàu có, sáng suốt, thấy con có tài về vẽ, liền cho con học tại trƣờng mỹ-thuật. Gặp thầy giỏi chỉ dạy, khuyến-khích, ngƣời đó hăng say vẽ, quên cả ăn, ngủ. Tài phát-triển nhanh chóng, càng vẽ càng ham, càng ham, càng vẽ giỏi. Cả ngày chỉ ở trong phòng vẽ, các trang trên la-liệt. Mở miệng, chỉ nói về họa.
Ngƣời đó triển lãm trang, đƣợc nổi tiếng, tranh bán đƣợc nhiều tiền. Nhiều ngƣời ca tụng, khuyến-khích. Ngƣời đó lại càng hăng say, mê-man về họa.
Thế là chủng-tử nhờ huân-tập, đã hiện-hành, và hiện-hành và huân- tập phát-triển hạt giống thiện-tài về họa. Huân có nghĩa rộng là hoàn-cảnh. Không-khí họa nhƣ phòng vẽ, nhà ở, thầy và bạn đã giúp tài về họa phát- triển.
Tập là vẽ mãi, vẽ mãi, tài vẽ ngày càng lên cao, đến tuyệt-đích.
Đây là một hình-ảnh thô-sơ để ta hiểu về chủng-tử, huân-tập và hiện- hành.
---o0o---
ĐOẠN II