THÀNH-LẬP DUYTHỨC HỌC.

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 99 - 101)

10) NHIỄM-TỊN H:

THÀNH-LẬP DUYTHỨC HỌC.

Pháp-giới bao-la bao-trùm không-gian vô-tận, bao-trùm mọi sự-vật.

Chữ "thức" là danh-từ chỉ pháp-giới.

Thức bao-trùm mọi sự vật.

Ngoài thức, không có pháp, vì pháp nào cũng trong phạm-vi của thức.

Muốn tiện việc học, ta hãy giả lập, chia sự-vật làm hai mặt: "chân" và "vọng".

"Chân" tiêu-biểu cho cảnh-giới Phật.

"Vọng" tiêu-biểu cho cảnh-giới chúng-sinh.

Ta có thể dùng các danh-từ "Chân-lý", hay "chân-tâm", hay "thanh- tịnh-thức" để chỉ cái biết bao-trùm pháp-giới của Phật, cái biết tuyệt-đối.

Ta có thể dùng các danh-từ "vô-minh" hay "vọng-tâm", hay "vọng- thức" để chỉ cái biết nông-cạn, hẹp-hòi, sai-lầm của chúng-sinh.

Xuống một tầng nữa, ta nghiên-cứu riêng về mặt "vọng".

Trong cõi Sa-bà của đức Phật Thích-Ca đây, tất cả chúng-sinh đều có một nghiệp-chung. Đó là "nghiệp-chung" của tất-cả chúng-sinh ở cõi Sa-bà. Cõi đó có ba nghìn nghìn triệu thái-dƣơng-hệ. Mỗi thái-dƣơng-hệ là một thế giới.

Chữ "thức" là danh-từ để chỉ "ĐỒNG-NGHIỆP" của cõi Sa-bà. Chữ "thức" bao-trùm cả cõi Sa-bà. Tất cả vọng-thức của chúng-sinh đều trong vòng của "THỨC".

Tất cả sự-vật, thế-giới vật-chất, vô-hình đều trong vòng của thức.

Khi còn là chúng-sinh ở cõi nào, ví dụ cõi ngƣời, cõi tiên, cõi trời, hay là cõi bàng-sinh, chúng-sinh đều thấy biết theo nghiệp-chung của các chung- sinh cõi đó, của hoàn-cảnh, của nhóm bạn-hữu, ví dụ, ông A. thấy biết theo loài ngƣời, theo ngƣời Á-đông, theo ngƣời Việt-Nam, theo ngƣời Nam Việt, theo tỉnh Saigon, theo giới tiểu-công-chức v.v...

Và chúng-sinh lại thấy biết theo nghiệp riêng của mình, ví dụ ông A lại thấy biết theo nghiệp riêng của cá-nhân ông nữa.

Với toàn-phần vọng-thức của chúng-sinh, Phật chia làm tám phần: từ thức thứ nhất đến thức thứ tám.

Tám thức lại chia làm 3 loại: thức thứ tám, thức thứ bảy và sáu thức sau, nhƣ ta đã thấy ở trên.

Khoa-học dù cho tiến đến đâu chăng nữa, cũng chỉ là một phần bé nhỏ trong phạm-vi thấy biết của loài ngƣời.

Loài ngƣời chỉ là một loại chúng-sinh, so với bao từng chúng-sinh đã tiến cao hơn nhiều.

---o0o---

ĐOẠN II

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)