TƢƠNG-ƢNG VỚI TÂM-SỞ

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 82 - 84)

10) NHIỄM-TỊN H:

TƢƠNG-ƢNG VỚI TÂM-SỞ

Hỏi :

Ý với mấy tâm-sở tƣơng-ƣng.

Đáp :

Thƣờng với 4 phiền-não chung có :

Từ vô-thủy đến vị chƣa chuyển-y, tức là khi còn là chúng-sinh, cái ý này xoay-vần thƣờng dyuyên nơi tang-thức, với 4 căn-bản52 phiền-não tƣơng-ƣng.

Đó là :

1) NGÃ-SI : Vô-minh, mê nơi ngã-tƣớng và lý vô ngã.

2) NGÃ-MẠN : Kiêu-ngạo. Ỷ cái chấp-ngã. Khiến nâng cao tâm lên. 3) NGÃ-ÁI : Tham cái ngã. Đối với cái sở-chấp-ngã, rất sinh tham-đắm,

và tỏ rằng mạn-ái chung cả kiến-mạn53

.

4) NGÃ-KIẾN : Ngã-chấp54. Đối với chẳng phải ngã-pháp55, hƣ-vọng chấp làm ngã.

Bốn thứ này thƣơng khởi, khuấy-đục dội-tâm, khiến chuyển-thức ngoài hằng thành tạp-nhiễm. Chúng hữu-tình do đó sinh-tử luân-hồi, không thể xuất-ly, nên gọi là phiên-não.

* * *

Về cái vị đã chuyển-y, chỉ với 21 tâm-sở chung khởi : Đó là : 1) 5 biến-hành 2) 5 biệt-cảnh. 3) 11 thiện.

Nhƣ đệ-bát-thức, về cái vị đã chuyển-y, chỉ chung với xả-thụ, vì bởi xoay- vần chuyển. Hằn đối với cảnh sở-duyên bình-đẳng chuyển.

BÌNH-LUẬN

Đây là phần quan-trọng mà ta cần ghi-nhớ. Khi còn là chúng-sinh, tức là chƣa vƣợt đƣợc sinh-tử luân-hồi, thức thứ bảy từ vô-thủy đến nay vẫn chung-khởi với bốn phiền-não căn-bản, đó là ngã-si, ngã-ái, ngã-mạn, ngã- kiến.

Chỉ biết có mình, chỉ yêu có ta, kiêu-ngạo vì ta đẹp, ta hay, ta hơn ngƣời, chỉ thấy có mình.

Đó là cái tật của chúng-sinh. Đó là cái tật của loài ngƣời. Đó là cái tật của chúng ta.

Bệnh này rất nặng, nó ăn sâu, mọc rễ trong tâm-hôn ta từ bao kiếp, thành thói quen lâu đời.

Nó làm ta mờ mắt, không thể khách-quan mà xét mình, xét ngƣời.

Vì thế mà ta bị luân-hồi sinh-tử. Vì thế mà ta đau khổ.

Vì thế mà ta không giải-thoát đƣợc, cứ bám chặt lấy thân, lấy cảnh, nhƣ con ốc bám vỏ ốc, con rùa bám mai rùa.Vì thế mà lòng ta thƣờng bị quấy- đục.

Các chuyển-thức nhƣ lục-thức đều bị tạp nhiễm, không trong-sạch đƣợc. Biết nhƣ thế, ta không còn mờ-tối, ta sáng-suốt nhận lấy bệnh ta. Và nay tìm phƣơng đối-trị, tìm phƣơng giải-thoát chứ không bám-chấp nữa.

Mỗi khi ngã-si, ngã-ái, ngã-mạn, ngã-kiến khởi lên, ta nhận thấy liền, và ta sáng suốt, không a-dua theo nữa.

Khi đã tu-chứng, đã chuyển đƣợc thức thứ bảy, nó chỉ chung với 21 tâm-sở là 5 biến-hành, 5 biệt-cảnh, 11 thiện. Và chỉ chung với xả-thụ.

* * *

Ngoài 4 phiền-não trên, thức thứ bảy khi còn là chúng-sinh, cũng tƣơng- ƣng với 5 biến hành và các tùy phiền não v.v… Nhƣng không thƣờng khởi.

* * *

ĐOẠN VII

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)