ĐOẠN IX CHUYỂN-Y

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 119 - 121)

10) NHIỄM-TỊN H:

ĐOẠN IX CHUYỂN-Y

Lại hằng tu tập trí-vô-phân-biệt173.

Cái trí ấy xa lìa năng thủ và sở thủ, nên nói là vô đắc bất tự nghì. Hoặc xa lìa lý-luận174, nói là vô đắc. Diện dụng khó lƣờng, gọi là bất tư nghì.

Đó là trí vô phân biệt xuất-thế-gian175. Bởi vì dứt thế gian nên gọi là xuất thế gian.

Hai thủ tùy miên là cội gốc của thế gian, chỉ trí đó có thể dứt, mới đƣợc cái tên “xuất” hoặc “xuất thế”.

Trí đó đủ hai nghĩa thể vô lậu và chứng chân nhƣ, riêng gọi là xuất thế.

Các trí khá chẳng nhƣ vậy.

Cứ trong thập-địa hằng tu vô-phân-biệt-trí nhƣ vậy, bỏ 2 thứ thô-trọng.

Chủng-tử 2 chƣớng đặt tên là thô-trọng.

Bởi vì tính không kham-nhiệm, trái với tế-khinh.

Khiến cho trọn dứt, nên gọi là xả.

---o0o---

ĐOẠN IX CHUYỂN-Y CHUYỂN-Y

Trí vô-phân-biệt dứt chƣớng, có thể bỏ 2 thứ thô trọng kia.

Bèn có thể chứng đƣợc chuyển-y rộng lớn.

Y là sở-y, tức là y-tha-khởi:

Với nhiểm, tịnh pháp, làm chổ nương.

Tịnh: Chân-thật viên-thành-thật tính.

Chuyển có 2 phần: chuyển xả và chuyển đắc176

.

1. Chuyển-xả: Vì hằng tu tập vô-phân-biệt trí, đọan hai chƣớng thô- trọng, trong bản-thức, cho nên có thể chuyển bỏ biến-kế-sở-chấp trên phần y-tha-khởi.

2. Chuyển đắc: có thể chuyển chứng đƣợc viên-thành-thật-tính trong phần y-tha-khởi.

Bởi chuyển phiền-não đƣợc đại-nát-bàn.

Chuyển sở-tri-chƣớng177

chứng vô-thƣợng-giác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành-lập duy-thức: ý để cho chúng hữu-tình chứng đƣợc hai quả chuyển-y nhƣ vậy.

Hoặc y: tức là duy-thức-chân-tính, là chỗ bị nương của sinh-tử và nát- bàn:

1. Kẻ ngu-phu điên-đảo, mê cái chân nhƣ đó, nên từ vô-thủy đến nay bị

sinh-tử-khổ.

2. Thánh-giả xa lìa điên-đảo, giác-ngộ chân-nhƣ đó, bèn chứng đƣợc

nát-bàn hoàn toàn an vui.

- Bởi hằng tu tập vô phân biệt trí, dứt hai chƣớng thô trọng, trong bán thức, nên có thể chuyển diệt sinh tử và có thể chuyển chứng nát bàn.

Đó tức là Chân-nhƣ xa lìa tạp-nhiễm-tính.

- Dù tính tịnh mà cái tƣớng tạp nhiễm, nên lúc xa lìa nhiễm, giả nói là

mới tịnh.

Căn cứ nói mới tịnh đó nói là chuyển y.

- Trong vị tu-tập, đoạn chƣớng chứng đƣợc.

- Ý bài tụng trên kia chỉ rõ:

Chuyển duy-thức-tính”:

Nhị thừa mãn vị, gọi là: giải-thoát-thân

Ở đại mâu-ni, gọi là: Pháp-thân.

Một phần của tài liệu DuyThucHocTueQuang (Trang 119 - 121)