Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 82 - 83)

- Xu hướng xã hội hóa các đơn vị nghệ thuật biểu diễn

3.1.2 Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

tự chủ là tất yếu, cơ chế tự chủ sẽ thúc đẩy các đơn vị nghệ thuật phải tự chuyển mình để thích nghi với xã hội đang thay đổi. Do vậy, việc quản trị nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đem đến sự thành công của một tổ chức.

3.1.2 Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuậtPhương Nam Phương Nam

Theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các nghành công nghiệp văn hóa; Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm nâng cao nguồn nhân lực và cải thiện kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh trong các nghành công nghiệp văn hóa; tăng cường liên kết, hợp tác để các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu tham gia có hiệu quả vào phát triển nguồn nhân lực nói riêng cũng như phát triển các nghành công nghiệp văn hóa nói chung. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan; Cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm chuyên môn từ các nước có trình độ phát triển cao về công nghiệp văn hóa đến Việt Nam làm việc.

Thực hiện mục tiêu trên, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam tiếp tục thực hiện xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc“ và phát huy giá trị nghệ thuật Xiếc, Múa Rối độc đáo.

Xây dựng và đề xuất chế độ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.

Phát triển thị trường cho các tác phẩm nghệ thuật Xiếc, Múa Rối. Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật Xiếc, Múa Rối.

Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật Xiếc, Múa rối quốc tế tại Việt Nam trở thành các sự kiện thường niên, có uy tín trong khu vực và thế giới, có sự tham gia của các nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa nghệ thuật có uy tín, được đông đảo quần chúng quan tâm.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chính sách khuyến khích tài năng, sáng tạo, ưu đãi văn nghệ sĩ, chính sách xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w