Giải pháp chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồ

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 89 - 91)

- Xu hướng xã hội hóa các đơn vị nghệ thuật biểu diễn

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật

3.2.4 Giải pháp chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồ

nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với diễn viên Xiếc, Múa Rối nước

Trong tất cả các nghành nghệ thuật, thì Xiếc và Múa Rối nước có một đặc thù riêng. Với Xiếc luôn mạo hiểm và rủi ro cao, để có một diễn viên xiếc thành thục các kỹ năng, có thể biểu diễn trước khán giả phải mất hơn chục năm tập luyện và đào tạo, còn Múa Rối nước tác cả các diễn viên phải ngâm mình dưới nước trong suốt quá trình biểu diễn với mọi thời tiết và các nghệ sĩ luôn ẩn mình phía sau mành che sân khấu.

Ở Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, các diễn viên, nghệ sĩ chủ yếu là viên chức nhà nước, hoạt động biểu diễn Xiếc, Múa rối không chỉ hoạt động với mục đích lợi nhuận, phục vụ giải trí, góp phần giáo dục thẩm mỹ, tư tưởng, đạo đức, phong cách sống mà còn góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng nhân dân. Bên cạnh biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, hợp tác, giao lưu, giới thiệu nghệ thuật, Nhà hát còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống của Việt Nam; Nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, chỉnh lý, kế thừa và phát huy có

chọn lọc vốn nghệ thuật cổ Việt Nam; xây dựng thể nghiệm các tiết mục hiện đại; tổng kết kinh nghiệm, nâng cao chất lượng nghệ thuật trong sáng tác và biểu diễn nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Hiện nay, trước sự cạnh tranh của các chương trình gameshow, chương trình truyền hình thực tế trên sóng truyền hình, hoạt động nghệ thuật Xiếc, Múa Rối đang đứng trước khó khăn và thử thách. Không chỉ về nguồn lực mà còn về tài lực, nguồn doanh thu sự nghiệp không lớn để bổ sung kinh phí cho hoạt động, nếu không có ngân sách của nhà nước thì Nhà hát sẽ rất khó khăn.

Qua khảo sát cho thấy, mức thu nhập bình quân của các nghệ sĩ còn thấp so với mặt bằng thu nhập xã hội hiện nay. Chế độ tiền lương đối với viên chức tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam được áp dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hai anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Nghiệp - Quốc Cơ được mệnh danh là những “hoàng tử xiếc” Việt Nam. Họ từng được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới với màn giữ thăng bằng trên đầu để leo 90 bậc thang nhà thờ Chánh tòa ở Girona, Tây Ban Nha trong 52 giây. Họ cũng là một cặp nghệ sĩ xiếc gây bão trong cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nước Anh” (Britains Got Talent) với màn chồng đầu, giữ thăng bằng trên không khiến ban giám khảo và khán giả thót tim. Nhưng tiền lương của hai nghệ sĩ này cũng chưa đến 4.000.000 đồng/ tháng. Ngay cả những nghệ sỉ có gần 30 năm cống hiến cho nghệ thuật như NSƯT Phi Vũ – Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam cũng chưa đến 7.00.000 đồng/ tháng bao gồm cả tiền phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, thù lao tập luyện, biểu diễn theo Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg quy định về chế độ ưu đãi nghề nghiệp, chế độ tập luyện, biểu diễn chưa phù hợp với đặc thù biểu diễn của bộ môn Xiếc: Cụ thể, tiền phụ cấp ưu đãi nghề đối với diễn viên Xiếc, Múa Rối nước là 20%; Còn thù lao biểu diễn Xiếc, các chương trình Xiếc, 1 diễn viên có thể tham gia nhiều tiết mục trong một chương trình nhưng tiền thù lao biểu diễn tối đa được 200.000 đồng/ buổi, trong khi đó một số diễn viên biểu diễn 1 tiết mục cũng được thù lao là 200.000 đồng/ buổi.

Như vậy, với chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, chế độ thù lao tập luyện và biểu diễn Xiếc, Múa rối chưa cao và nhiều bất cập đã không khuyến khích được động lực sáng tạo của nghệ sĩ, đồng thời cũng không thu hút được NNL chất lượng

cao cho hoạt động biểu diễn Xiếc, Múa Rối nước. Với mức tiền lương như hiện nay, nghệ sĩ rất khó có điều kiện đầu tư cho nghề nghiệp. Họ đang phải làm thêm nhiều nghề khác để kiếm sống. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục có cần điều chỉnh thang bảng lương, mức tính thù lao biểu diễn để có được cơ chế ưu đãi, bồi dưỡng phù hợp với thành phần tham gia sáng tạo nghệ thuật, góp phần thúc đẩy lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng phát triển. Cụ thể: đối với tiền lương, cần xây dựng thang lương, ngạch lương của viên chức là nghệ sĩ Xiếc, Múa rối nước khác so với viên chức của các nghành nghề khác; Đối với tiền thù lao biểu diễn của diễn viên Xiếc do đặc thù nghề nghiệp, trong một chương trình Xiếc, một diễn viên có thể tham gia nhiều tiết mục trong một chương trình nhưng tiền thù lao biểu diễn tối đa được 200.000 đồng/ buổi, trong khi đó một số diễn viên biểu diễn một tiết mục cũng được thù lao là 200.000 đồng/ buổi. Do vậy, việc điều chỉnh thù lao biểu diễn cho diễn viên Xiếc theo tiết mục tham gia nhằm khích lệ diễn viên, cống hiến hơn cho hoạt động nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w