Xu hướng hội nhập và phát triển nghệ thuật biểu diễn

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 79 - 80)

Trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghiệp cũng như nhu cầu thưởng thức văn hóa ngày càng cao của khán giả, Nghệ thuật chịu sự tác động lớn của của sự biến đổi xã hội, dưới tác động của các yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông. Sự bùng nổ của các phương tiện nghe nhìn hiện đại thời hội nhập, cùng với các loại hình nghệ thuật đương đại đang tác động mạnh mẽ tới thế hệ trẻ. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động tới đời sống xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật nói chung và nghệ thuật biểu diễn Xiếc, Múa Rối nói riêng. Sự xâm nhập ồ ạt, khó kiểm soát của những luồng văn hóa ngoại lai diễn ra trên hầu hết các khía cạnh của đời sống văn hóa đã và đang dẫn đến nhiều nguy cơ đe dọa việc kế thừa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Xiếc là nghệ thuật của lòng dũng cảm, thu hút người xem bởi sự mạo hiểm, khéo léo về kỹ năng, kỹ xảo trình diễn và vẻ đẹp tạo hình sân khấu. Múa rối nước là một môn nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo ra đời từ nền văn minh lúa nước, đặc thù của môn nghệ thuật này là diễn viên phải ngâm mình dưới nước trong suốt quá trình biểu diễn với mọi thời tiết và các nghệ sĩ luôn ẩn mình phía sau mành che sân khấu. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật, giải trí khác cùng với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, nghe nhìn. Bên cạnh đó Xiếc, Múa Rối còn gặp khó khăn do sự cạnh tranh từ những nhà tổ chức biểu diễn tư nhân. Độ chênh lệch giữa mức thù lao và cát-xê mà các đơn vị tư nhân trả cho nghệ sĩ ở một buổi biểu diễn nhiều khi bằng cả tháng lương của họ ở các đơn vị nhà nước. Có thể nói đó là tình trạng “chảy máu chất xám” trong nghệ thuật, Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền của đào tạo diễn viên ở trường Xiếc, Múa Rối trong một thời gian dài, rồi khi về Nhà hát lại tạo điều kiện tốt nhất để các nghệ sĩ, diễn viên được làm nghề và trưởng thành. Thế nhưng khi họ đạt tới độ chín và thời gian cống hiến chưa

được bao nhiêu thì các đơn vị tổ chức nghệ thuật tư nhân lại nẫng tay trên, lôi kéo họ về, không phải đầu tư gì mà nghiễm nhiên hưởng thụ thành quả đầu tư của Nhà nước và của Nhà. Do đó, Nhà hát cần phải xây dựng những tác phẩm có nội dung chất lượng cao, nội dung tác phẩm phải gắn với đời sống, phải đầu tư trang thiết bị hiện đại hay những dịch vụ tiện ích để phục vụ khán giả.

Ngày 08 tháng 09 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật; nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình; du lịch văn hóa trở thành những nghành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020, phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 03% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó nghành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 16 triệu USD. Do vậy, Các đơn vị nghệ thuật trong đó có Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam phải đổi mới cơ cấu tổ chức, xây dựng phát triển nguồn nhân lực để theo kịp xu hướng phát triển, góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 26/NQ-TU ngày 19/5/2018 tại Hội Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 7 khóa XII tiếp tục khẳng định: Công tác cán bộ luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 79 - 80)