Liên kết đào tạo với các trường, đơn vị hoạt động nghệ thuật

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 87 - 89)

- Xu hướng xã hội hóa các đơn vị nghệ thuật biểu diễn

3.2.3Liên kết đào tạo với các trường, đơn vị hoạt động nghệ thuật

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật

3.2.3Liên kết đào tạo với các trường, đơn vị hoạt động nghệ thuật

có khả năng biểu diễn, đáp ứng được các kỹ năng, kỹ thuật, động tác biểu diễn Xiếc, Múa Rối thì nên nới rộng đối tượng tuyển dụng.

Cụ thể, đối với khung năng lực vị trí việc làm đối với diễn viên cần điều chỉnh chỉnh, bổ sung ngoài bằng ngoài bằng cấp diễn viên còn có thêm bằng tốt nghiệp trường múa, trường thể thao... đáp ứng được kỹ thuật biểu diễn Xiếc.

Việc mở rộng đối tượng tuyển dụng sẽ mở ra cơ hội cho Nhà hát được tuyển dụng diễn viên từ nhiều nguồn khác nhau, được lựa chọn những diễn viên có kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực hiện nay.

3.2.3 Liên kết đào tạo với các trường, đơn vị hoạt động nghệthuật thuật

Thực trạng nguồn nhân lực cho biểu diễn Nghệ thuật Xiếc hiện nay đang thừa mà thiếu, một số diễn viên tuổi công tác còn nhưng tuổi nghề biểu diễn không thể tham gia biểu diễn. Trong khi đó, việc tuyển dụng diễn viên Xiếc trẻ để kế thừa và phát triển hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do vướng một số quy định của Nhà nước về bằng cấp, ngành nghề nghệ thuật biểu diễn.

Ngay cả công tác đào tạo tại trường Xiếc chuyên nghiệp cũng khó khăn về tuyển sinh đầu vào, theo Trường trung cấp Nghệ thuật Xiếc và tạp kỹ Việt Nam tổ chức thi tuyển chuyên ngành xiếc hệ chính quy khóa 2017-2022. Theo đó, nhà trường đã phải đi tuyển sinh trực tiếp ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía bắc. Nhà trường hoàn thành tuyển sinh ở 113 trường tiểu học, 85 trường THCS, 12 trường THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Số thí sinh dự tuyển lên tới 8.320, nhưng sau vòng sơ tuyển chỉ còn 679 thí sinh được lựa chọn. Con số này giảm còn 200 sau vòng trung tuyển và cuối cùng, chỉ có 35 em đủ điều kiện nhập học. Hành trình đào tạo diễn viên cho ngành xiếc gian nan như đãi cát tìm vàng. Năng khiếu, khổ luyện, công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tuổi nghề lại quá ngắn ngủi; đây là những yếu tố khiến công tác tuyển chọn nhân lực cho ngành xiếc luôn gặp thách thức. Trong quá trình đào tạo, số học viên ít ỏi còn tiếp tục “rơi rụng”. Hiệu trưởng nhà trường TS Hoàng Minh Khánh cho biết, dù tuyển 35 em nhưng trung bình mỗi khóa tốt nghiệp còn được 25 em đã là mừng. Các em phải mất hai năm đầu học kỹ thuật cơ bản, năm thứ ba mới bắt đầu học chuyên ngành. Song song với quá trình tập luyện, các em vẫn phải học đầy đủ các môn văn hóa phổ thông. Phần lớn

các học viên học nội trú, xa gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân; trong khi việc học tập thường xuyên xảy ra chấn thương đòi hỏi phải có tâm lý vững vàng vượt qua. Bên cạnh đó, dù Nhà nước đã miễn giảm 70% học phí nhưng với đặc thù học sinh trường xiếc chủ yếu là con em vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, sinh hoạt phí hằng tháng cũng là cả bài toán khó đối với gia đình các em. Nhiều em cũng vì thế phải bỏ dở giữa chừng.

Thế nhưng, cùng với sự xuất hiện của nhiều đơn vị nghệ thuật, giải trí, việc đào tạo nhân lực ngành xiếc luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Vừa tốt nghiệp, các diễn viên đã được lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật phí Bắc đăng ký tiếp nhận ngay. Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam Đạo diễn Lê Diễn cho biết: Lực lượng biểu diễn của Nhà hát rất trông chờ vào nguồn diễn viên trẻ. Một số nghệ sĩ dù vẫn trong biên chế nhưng tuổi nghề biểu diễn không thể cống hiến trên sân khấu. Với đặc thù tuổi nghề ngắn, Nhà hát luôn trong tình trạng thiếu hụt diễn viên. Đầu ra rộng mở, nhưng vấn đề nằm ở đầu vào quá hạn chế, dẫn đến khoảng trống về đội ngũ diễn viên xiếc chuyên nghiệp ngày một lớn. Bên cạnh đó, theo NSND Tạ Duy Ánh – Giám đốc Liên Đoàn Xiếc Việt Nam, ngay cả các đơn vị Xiếc như Liên Đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội cũng luôn trong tình trạng thiếu diễn viên trẻ, các diễn viên tốt nghiệp từ Trường trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam không đủ để cung cấp nguồn nhân lực cho hai đơn vị Xiếc tại Hà Nội.

Qua khảo sát, làm việc với ông Ngô Lê Thắng – Hiệu trưởng Trường trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam về vấn đề liên kết với Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam để mở phân hiệu trường trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông ủng hộ phương án liên kết đào tạo diễn viên Xiếc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, tại khu vực phía Nam sự thiếu hụt diễn viên Xiếc trẻ ngày càng lớn, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam được giao định biên 90 người, nhưng 5 năm trở lại đây Nhà hát chưa thể tuyển đủ diễn viên theo nhu cầu.

Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp chuyên biểu diễn nghệ thuật Xiếc – Múa Rối, có văn phòng làm việc tại 372-374 Trần Phú, Phường 7, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và Rạp Xiếc chuyên nghiệp tại công viên Gia Định quận Gò Vấp. Rạp Xiếc vừa được đầu tư mới đáp ứng biểu diễn các tiết mục Xiếc chuyên

nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam có đội ngủ diễn viên kỳ cựu, giỏi chuyên môn Xiếc, hiện nay vẫn trong biên chế nhưng hết tuổi nghề biểu diễn trên sân khấu do đặc thù của ngành Xiếc. Việc liên kết đào tạo nghệ thuật Xiếc giữa Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam và Trường trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam ( hoặc liên kết đạo tạo với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ mở ra cơ hội lớn cho công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho nghệ thuật Xiếc cũng như giải quyết được vấn đề lực lượng diễn viên thừa mà thiếu tại Nhà hát. Các diễn viên dày dặn kinh nghiệp nhưng không thể tham gia biểu diễn trên sân khấu sẽ chuyển qua công tác đào tạo. Việc liên kết đào tạo diễn viên Xiếc tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam cũng là phương án mang lại hiệu quả tốt trong việc tìm kiếm tài năng, tuyển sinh các năng khiếu tại khu vực phía Nam. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài nghệ thuật; phát triển tài năng, trau dồi kỹ năng cho lực lượng người yêu nghệ thuật Xiếc. Định hướng phát triển nghề nghiệp cho thế hệ nghệ sĩ, diễn viên trẻ sau thời gian học tập trở thành chuyên gia trên từng lĩnh vực hoạt động, góp phần bảo tồn phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật nước nhà, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và tiếp thu văn hóa nghệ thuật tiên tiến trong quá trình hội nhập, phát triển.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 87 - 89)