Các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.2.8.1Các yếu tố môi trường bên ngoài

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

2.2.8.1Các yếu tố môi trường bên ngoài

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý nguồn nhân lực của mọi cơ quan, tổ chức trong đó có đơn vị nghệ thuật biểu diễn. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các tổ chức, đơn vị không có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực mà có nhu cầu ngược lại là cắt giảm nguồn nhân lực. Vì vậy để tồn tại, một mặt các tổ chức vẫn cần duy trì lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề. Mặt khác, phải giảm chi phí lao động bằng cách giảm giờ làm việc cho nhân viên nghỉ tạm hoặc nghỉ việc... khi kinh tế phát triển, tổ chức đơn vị lại có nhu cầu lao động mới để phát triển tổ chức, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Để giải quyết nhu cầu này này đòi hỏi các tổ chức phải tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ, tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện lao động...

* Yếu tố đặc thù đối với nguồn nhân lực trong hoạt động biểu diễn Xiếc, Múa Rối

Trong tất cả các nghành nghệ thuật, thì Xiếc có một đặc thù riêng, luôn mạo hiểm và rủi ro cao, để có một diễn viên xiếc thành thục các kỹ năng, có thể biểu diễn trước khán giả phải mất hơn chục năm tập luyện và đào tạo, nhưng tuổi nghề của diễn viên Xiếc rất ngắn, nữ từ 35 đến 40 tuổi, nam từ 45 đến 50 tuổi thường không thể tham gia công tác biểu diễn.

Đối với hoạt động tập luyện, biểu diễn Múa Rối nước: Múa rối nước là một môn nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo ra đời từ nền văn minh lúa nước. Hiện nay, loại hình này vẫn phát triển và phục vụ phần lớn là khán giả thiếu nhi trong nước, các trường học và khách nước ngoài. Đặc thù của môn nghệ thuật này là diễn viên phải ngâm mình dưới nước trong suốt quá trình biểu diễn với mọi thời tiết nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các nghệ sĩ luôn ẩn mình phía sau mành che sân khấu.

* Yếu tố chính sách của Nhà nước

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực, trong bối cảnh hiện nay, tất cả các lĩnh vực hoạt động, trong đó có nghệ thuật biểu diễn, việc quản trị nguồn nhân lực vừa phải theo luật viên chức vừa theo luật lao động, các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, ưu đãi nghề nghiệp và thù lao biểu diễn; các quy định về thi tuyển viên chức, bằng cấp… những chế độ, chính sách có tác động rất lớn đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễu Xiếc, Múa Rối tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

Văn hóa xã hội là yếu tố tác động đến quản trị nguồn nhân lực, trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, trong đó sự thay đổi các giá trị văn hóa, việc thay đổi các chế độ chính sách... theo hướng tốt đẹp sẽ tác động tích cực đến quản trị nguồn nhân lực trong việc quy định các giá trị (các chuẩn mực) phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội; tạo điều kiện cho nguồn nhân lực được hưởng thụ các chế độ, chính sách đãi ngộ: thầy thuốc, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ngược lại, môi trường văn hóa xã hội không lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị nguồn nhân lực. Bởi, sẽ không có những chuẩn mực đúng đắn cho người lao động tuân thủ; không chăm lo phát triển nguồn nhân lực; thực hiện không công bằng các chế độ chính sách, khen thưởng; việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc người lao động không được quan tâm...

* Yếu tố sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đang phát triển và hiện hữu trên đất nước ta, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Do vậy, các đơn vị nghệ thuật cần chuyển động theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội mới để xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Sự phát triển của của khoa học công nghệ, các công việc truyền thống sẽ ngày càng mất dần vào tay robot, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thông minh. Để đáp ứng nhu cầu của cách mạng 4.0, nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam phải sở hữu những kỹ năng mà máy móc không thể có. Đó là sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, khả năng không ngừng sáng tác các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Muốn vậy, tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực này, việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế sâu rộng là vô cùng cần thiết. Điều này giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại nhưng giàu bản sắc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

* Yếu tố đối thủ cạnh tranh

Xiếc là nghệ thuật của lòng dũng cảm, thu hút người xem bởi sự mạo hiểm, khéo léo về kỹ năng, kỹ xảo trình diễn và vẻ đẹp tạo hình sân khấu. Múa rối nước là một môn nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo ra đời từ nền văn minh lúa nước, đặc thù của môn nghệ thuật này là diễn viên phải ngâm mình dưới nước trong suốt quá trình biểu diễn với mọi thời tiết và các nghệ sĩ luôn ẩn mình phía sau mành che sân khấu. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của

các loại hình nghệ thuật, giải trí khác cùng với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, nghe nhìn.

Bên cạnh đó Xiếc, Múa Rối còn gặp khó khăn do sự cạnh tranh từ những nhà tổ chức biểu diễn tư nhân. Độ chênh lệch giữa mức thù lao và cát-xê mà các đơn vị tư nhân trả cho nghệ sĩ ở một buổi biểu diễn nhiều khi bằng cả tháng lương của họ ở các đơn vị nhà nước. Có thể nói đó là tình trạng “chảy máu chất xám” trong nghệ thuật, Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền của đào tạo diễn viên ở trường Xiếc, Múa Rối trong một thời gian dài, rồi khi về Nhà hát lại tạo điều kiện tốt nhất để các nghệ sĩ, diễn viên được làm nghề và trưởng thành. Thế nhưng khi họ đạt tới độ chín và thời gian cống hiến chưa được bao nhiêu thì các đơn vị tổ chức nghệ thuật tư nhân lại nẫng tay trên, lôi kéo họ về, không phải đầu tư gì mà nghiễm nhiên hưởng thụ thành quả đầu tư của Nhà nước và của Nhà hát.

* Yếu tố khán giả

Khán giả trong biểu diễn nghệ thuật có tác động rất lớn đến sự thành công của một đơn vị nghệ thuật nói chung và trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật Xiếc, Múa Rối tại Nhà hát. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà xuất hiện càng nhiều loại hình giải trí mới thì vai trò của hoạt động phát triển khán giả cho nghệ thuật biểu diễn trong đó có nghệ thuật Xiếc, Múa Rối ngày càng trở nên quan trọng.

Phát triển khán giả đóng vai trò rất quan trọng đối với các loại hình nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Xiếc, Múa Rối nói riêng. Các chương trình nghệ thuật xiếc đã được dàn dựng, thiết kế theo nhu cầu của khán giả, kết hợp với năng lực sở trường của từng đơn vị nghệ thuật Xiếc, Múa Rối. Nhờ hoạt động phát triển khán giả mà các đơn vị nghệ thuật xiếc luôn ở thế chủ động trong việc sáng tạo các tiết mục đặc sắc cũng như tìm kiếm các cách thức làm hài lòng khán giả. Điều đó đã tạo vị thế, thương hiệu cho các đơn vị nghệ thuật xiếc và Múa Rối.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 67 - 70)