Các yếu tố bên trong tổ chức

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu luận văn

2.2.8.2Các yếu tố bên trong tổ chức

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

2.2.8.2Các yếu tố bên trong tổ chức

Tất cả mọi tổ chức đều có chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của mình, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để các đơn vị xây dựng cho mình mục tiêu, tôn chỉ hoạt động và định hướng hoạt động để hoàn thành mục tiêu của mình. Việc xác định mục tiêu hoạt động của mỗi đơn vị là tiêu chí đầu tiên để vạch ra kế hoạch hoạt động đưa đến sự thành công của một đơn vị, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

* Chính sách, chiến lược về nhân lực của tổ chức

Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy đơn vị. Chính vì thế, mỗi đơn vị doanh nghiệp cần có những giải pháp tốt nhất trong việc quản trị nhân lực.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ sẽ là động lực để các đơn vị duy trì và phát triển hoạt động của mình.

* Môi trường văn hóa của tổ chức

Môi trường văn hóa của tổ chức được xem như là một hệ thống các giá trị, niềm tin, thói quen được chia sẻ trong phạm vi tổ chức, tạo ra các chuẩn mực hành vi. Bầu không khí văn hóa của tổ chức tạo ra nét đặc thù cá biệt, bao gồm cả hướng nội và hướng ngoại và cung cấp cho mỗi thành viên của tổ chức một hành lang cho những phong cách làm việc và ứng xử nhất định. Bầu không khí văn hóa chính là linh hồn của cơ quan. Một mặt nó được tạo ra từ mối quan hệ của các thành viên cơ quan, mặt khác nó lại điều khiển mối quan hệ đó.

* Khả năng tài chính đầu tư cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển bất cứ nguồn lực nào, yếu tố tài chính luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi nguồn tài chính của tổ chức suy giảm, nhà quản lý sẽ phải xem xét đến việc cắt giảm các chi phí trong đó có chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Khi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhu cầu về mở rộng sản xuất hàng hóa dịch vụ được nâng cao thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng theo đó mà tăng lên. Khi đó nhà quản lý sẽ phải xem xét nâng cao chi phí dành cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

* Yếu tố quản lý

Vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong một tổ chức cực kỳ quan trọng, đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượng, hiệu quả xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

Đối với nguồn nhân lực, quản trị nguồn lực này là một lĩnh vực phức tạp, khó khăn và chịu ảnh hưởng của nhiều vấn đề như tâm lý, xã hội, triết học, đạo đức học... Quản trị nguồn nhân lực vừa là khoa học những cũng đồng thời là một nghệ thuật. Quản trị nguồn nhân lực tuy khó nhưng một khi làm tốt sẽ có vai trò ủng hộ những mục tiêu kinh doanh, ủng hộ những nguyện vọng của con người, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động từ đó mà đảm bảo lợi ích của tập thể. Quản trị nguồn nhân lực giúp tổ chức khai thác các khả năng tiềm tàng và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 70 - 72)