Chế độ khen thưởng

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu luận văn

2.2.6.2Chế độ khen thưởng

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

2.2.6.2Chế độ khen thưởng

Hàng năm, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đều xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có quy định rõ việc trích lập và sử dụng các quỹ, cụ thể:

- Trích lập quỹ: Sau khi tính chênh lệch thu chi sẽ trích lập các quỹ theo quy định, số chênh lệch được trích lập các quỹ như sau:

+ Quỹ phúc lợi: 60% + Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: 5% + Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 25%

(Tổng kinh phí quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không vượt quá 03 tháng lương thực tế bình quân trong năm)

- Quy định về sử dụng các quỹ

+ Quỹ Khen thưởng: Là quỹ dùng để chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể và cá nhân CCVC theo kết quả công tác mang lại hiệu quả về biểu diễn, dịch vụ, công tác tài chính, nghiên cứu khoa học,… theo mức quy định tại Quy chế Thi đua - Khen thưởng hiện hành của Nhà hát.

Chế độ chi thi đua khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

Ngoài ra căn cứ kết quả nguồn thu, quy định về chế độ khen thưởng, Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn quyết định mức thưởng cụ thể cho cá nhân tập thể.

Thưởng thường xuyên, không thường xuyên: căn cứ kết quả bình xét thi đua của đơn vị định kỳ năm, theo đề xuất của các trưởng bộ phận, giám đốc sẽ ra quyết định khen thưởng cho các cá nhân và tập thể.

Quỹ Phúc lợi: Dùng cho các hoạt động tập thể của người lao động, bao gồm các ngày tết, lễ, kỉ niệm, khám sức khoẻ cho CCVC, hiếu, hỉ, trợ cấp khó khăn cho CCVC, hỗ trợ tham quan, nghỉ mát, trợ cấp cho CCVC khi nghỉ hưu…

+ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, sản xuất: Là quỹ dùng để đầu tư, phát triển nâng cao năng lực hoạt động sự nghiệp, sản xuất; bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho CCVC. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, viên chức, người lao động áp dụng theo Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/03/2018 của Bộ Tài Chính. Tùy theo tình hình tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị Quyết định cử cán bộ, viên chức người lao động theo các mức, cụ thể như sau:

Đối với các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp cụ ngắn hạng: nguồn kinh phí đảm bảo bằng nguồn kinh phí của đơn vị; đóng góp của viên chức, người lao động; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Đối với các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ dài hạn: nguồn kinh phí đảm bảo 50% kinh phí của đơn vị; đóng góp của viên chức, người lao động; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Quỹ bổ sung thu nhập, quỹ thu nhập tăng thêm: Là quỹ dùng để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.

Tùy theo tình hình thực tế tài chính của đơn vị, mức chi không vượt quá theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND và hướng dẫn số 6017/STC-HCSN ngày 05/09/2018.

Quỹ thu nhập tăng thêm được chi theo quý, trên cơ sở bảng đánh giá công chức, viên chức theo Quyết định số 4631/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc ban hành quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với người lao động làm việc theo NĐ68, hợp đồng ngoài quỹ lương vẫn đánh giá phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc, việc chi thu nhập tăng thêm tùy thuộc vào tình hình thực tế tài chính của Nhà hát.

Một phần của tài liệu Trần chào mừng luận văn thạc sĩ hoàn thiện QTNNL (Trang 65 - 67)