Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu khái quát về các chi nhánh ngân hàng TMCP bưu điện
KHU VỰC CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC BỘ
3.1. Giới thiệu khái quát về các chi nhánh ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt Liên Việt
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính - Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
Mô hình tổ chức: Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Chi nhánh và Phòng Giao dịch trong cả nước.
Sứ mệnh: Cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội.
Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam – Ngân hàng của mọi người.
Chiến lược kinh doanh: Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng.
Giá trị cốt lõi: Kỷ cương - Nhân bản - Sáng tạo.
Triết lý kinh doanh
- Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: + Không có con người, dự án vô ích.
+ Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích.
+ Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích. - Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.
- Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng. - Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng. - Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng.
- Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ Khách hàng các sản phẩm Khách hàng cần chứ không phải các sản phẩm Ngân hàng có. - Ý thức kinh doanh: Thượng tôn pháp luật; Gắn Xã hội trong kinh doanh.
Hình 3.1: Logo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Ý nghĩa của Logo: Logo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng người.
- Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hòa quyện tinh tế giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, như hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng, nhưng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu.
- Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đông, khối hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietPostBank - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, một nền móng vững chắc, AN TOÀN - PHÁT TRIỂN - BỀN VỮNG.
- Logo được cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (Màu trắng: Rõ ràng, minh bạch; Màu xanh: Đoàn kết vững chắc; Màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN - TÂM - TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Ngân hàng của mọi người.
Thành tích, giải thưởng của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 3 năm gần đây:
Năm 2014
- Giải Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2014 do Ban Biên tập và cộng đồng độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
- Giải thưởng Ngân hàng Tiết kiệm tốt nhất Việt Nam (Best Savings Bank Vietnam 2014) do Tạp chí Banking&Finance (Anh) trao tặng.
- Giải thưởng Ngân hàng Trách nhiệm Xã hội tốt nhất Việt Nam năm 2014 (Best CSR Vietnam Bank 2014) do Tạp chí Banking&Finance (Anh) trao tặng.
Năm 2015
- 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN (Xếp hạng 99/100) theo Bảng xếp hạng “Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN" vừa được The Banker công bố ngày 8/4/2016. Trong danh sách này, LienVietPostBank đứng thứ 19/20 Ngân hàng Việt Nam được xếp hạng.
Năm 2016
- Bằng khen vì các thành tích hoạt động xã hội trong giai đoạn 2011- 2015 do Chủ tịch nước trao tặng.
- Giải thưởng Ứng dụng Ngân hàng Di động Tốt nhất Việt Nam 2016 (Best Mobile Banking App Vietnam) do Tạp chí Tài chính Quốc tế (International Finance Magazine) trao tặng.
3.1.2. Khái quát tình hình tín dụng
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động tín dụng của NHTMCP Bưu điện Liên Việt tại các tỉnh Đông Bắc bộ qua các năm 2014 - 2016
ĐVT: triệu VNĐ
Các tỉnh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Tốc độ phát
triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Lạng Sơn 115.089,873 176.886,334 307.863,135 61.796,461 53,69 130.976,800 74,05 163,55 Bắc Kạn 179.135,339 87.901,234 136.757,462 -91.234,104 -50,93 48.856,227 55,58 87,37 Cao Bằng 126.451,845 183.285,487 300.932,235 56.833,641 44,94 117.646,747 64,19 154,27 Hà Giang 81.234,564 91.255,015 195.674,249 10.020,450 12,34 104.419,234 114,43 155,2 Phú Thọ 40.000,000 220.392,009 235.927,067 180.392,009 450,98 15.535,058 7,05 242,86 Quảng Ninh 348.642,654 411.825,015 967.209,470 63.182,360 18,12 555.384,454 134,86 166,56 Thái Nguyên 86.457,214 93.785,461 123.698,223 7.328,247 8,48 29.912,762 31,89 119,61 Tuyên Quang 157.451,846 180.325,860 210.133,284 22.874,013 14,53 29.807,423 16,53 115,52
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, công tác cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân của các tỉnh có sự tăng lên hàng năm. Tốc độ triển bình quân vốn ở các tỉnh đề trên 100%, trừ tỉnh Bắc Kạn có tốc độ vốn dưới 100%. Cá biệt có tỉnh Phú Thọ, tốc độ phát triển bình quân tín dụng là 242,86%.
Biểu đồ 3.1: Tốc độ phát triển tín dụng bình quân của NHTMCP Bưu điện Liên Việt các tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng tại các tỉnh)
Như vậy, với chính sách thu hút tín dụng hợp lý, hấp dẫn các tỉnh thuộc Khu vực Đông Bắc bộ đã cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay thực hiện nhu cầu sử dụng vốn. Một số tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đã thu hút được đông đảo khách hàng, chứng tỏ chính sách quan hệ khách hàng tương đối tốt.