Quy trình dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quan hệ khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP bưu điện liên việt khu vực các tỉnh đông bắc bộ​ (Trang 48 - 52)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý quan hệ khách hàng tại các chi nhánh

3.2.2. Quy trình dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Bảng 3.2: Quy trình dịch vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt các tỉnh Đông bắc bộ

CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM

THỰC HIỆN Bước 1 Phòng khách hàng Bước 2 Phòng khách hàng Cấp thẩm định (nếu cần thiết)

Cấp phê duyệt (nếu cần thiết) Bước 3 Lãnh đạo ĐVKD/ Cấp có thẩm quyền Bước 4 Phòng khách hàng (Nguồn: Phòng nghiệp vụ tín dụng) Phê duyệt cấp tín dụng

Thông báo kết quả phê duyệt Tìm kiếm và tiếp xúc với khách hàng

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của khách hàng

Thẩm định tín dụng và lập tờ trình thẩm định

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và kiểm tra hồ sơ khách hàng

- CVKH là đầu mối tìm kiếm, tiếp xúc, tìm hiểu, khai thác và tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng;

- Căn cứ theo nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, CVKH tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo mẫu số 01/QTKH gửi khách hàng;

- Chi tiết hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy tờ liên quan đến khoản cấp tín dụng được thực hiện theo: Phụ lục số 02/PLKHCN_QTTD áp dụng đối với nghiệp vụ đối với KHCN.

- Kiểm tra hồ sơ của khách hàng:

+ CVKH thực hiện kiểm tra hồ sơ khách hàng, bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ tái đảm bảo và hồ sơ khác (nếu có) phục vụ cho việc thẩm định khoản tín dụng.

+ Chi tiết các loại giấy tờ cần tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đối với khách hàng cá nhân theo phụ lục số 02/PL-QTTD.

- CVKH có trách nhiệm lập 02 bản phiếu giao nhận hồ sơ cấp tín dụng đối với khách hàng theo mẫu số 5B/QTTD áp dụng đối với khách hàng cá nhân và thực hiện việc ký xác nhận với khách hàng, sau đó giao 01 bản cho khách hàng;

- Khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, CVKH phải thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp và thống nhất đối với hồ sơ mà khách hàng cung cấp; thông báo cho khách hàng những hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung (nếu thiếu).

- Việc tiếp nhận các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có) cũng được thực hiện tương tự các văn bản tiếp nhận ban đầu theo quy định tại khoản này.

- Các loại giấy tờ theo quy định chỉ cần bản sao nhưng không thực hiện chứng thực thì phải yêu cầu khách hàng ký sao y bản chính, CVKH tiếp nhận chứng từ và ký đã đối chiếu bản chính, ghi rõ ngày đối chiếu. Thời hạn ký đối

chiếu bản chính chỉ có giá trị trong vòng 03 tháng tính đến ngày trình khoảng cấp tín dụng lên cấp phê duyệt.

- Các giấy tờ theo quy định yêu cầu chứng thực thì bản chứng thực có giá trị trong vòng 06 tháng kể từ ngày cơ quan thẩm quyền chứng thực.

Bước 2: Thẩm định tín dụng và lập tờ trình thẩm định

- Sau khi đủ hồ sơ từ khách hàng, phòng khách hàng thẩm định theo quy định của ngân hàng từng thời kỳ và thực hiện:

+ CVKH: (1) Thẩm định TSĐB theo quy định thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng trong từng thời kỳ; (2) Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng theo quy định của ngân hàng từng thời kỳ; (3) Tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng, thông tin TSĐB; (4) Lập tờ trình thẩm định tín dụng theo mẫu biểu; (5) Ký tờ trình thẩm định; (6) Ký phiếu theo dõi luân chuyển hồ sơ cấp tín dụng theo mẫu, sau đó chuyển cùng hồ sơ thẩm định cho Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát.

+ Lãnh đạo Phòng khách hàng: (1) Kiểm soát nội dung hồ sơ thẩm định, đảm bảo phù hợp và tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng và pháp luật; (2) Ghi rõ nội dung, lý do đồng ý/từ chối cấp tín dụng vào tờ trình thẩm định và ký tờ trình thẩm định; (3) Ký phiếu luân chuyển hồ sơ cấp tín dụng.

- Phòng khách hàng đề xuất cấp thẩm định và/hoặc cấp phê duyệt khoản tín dụng của ngân hàng từng kỳ cùng tham gia thẩm định khách hàng nếu cần thiết. Việc phối hợp giữa ĐVKD và các bên liên quan thực hiện theo quy định của ngân hàng từng thời kỳ.

- Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp thẩm quyền khu vực và trụ sở chính: Lãnh đạo ĐVKD có thể là người đề xuất cấp tín dụng và/hoặc người thẩm định.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

-Trường hợp 1: Khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của lãnh đạo ĐVKD

+ CVKH chuyển toàn bộ hồ sơ thẩm định được lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát trình lãnh đạo ĐVKD xem xét phê duyệt.

+ Kiểm soát lại tính hợp lý và sự phù hợp với các chính sách, quy định về cấp tín dụng của pháp luật và ngân hàng đối với các nội dung: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ TSĐB, Mục đích sử dụng vốn, Tình hình tài chính, Khả năng trả nợ, Số tiền cấp tín dụng, thời gian cấp tín dụng, lãi suất, phí liên quan.

+ Ghi rõ ý kiến đồng ý cấp tín dụng hay không cấp tín dụng và những vấn đề khác (nếu có)

+ Ký lại phần dành cho người phê duyệt trên tờ trình thẩm định. Trường hợp đồng ý, ký thông báo phê duyệt cấp tín dụng theo mẫu.

+ Chuyển lại hồ sơ cấp tín dụng cho CVKH và thông báo phê duyệt cấp tín dụng (nếu có) để thực hiện bước tiếp theo của quy trình.

- Trường hợp 2: Khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của ban tín dụng: CVKH chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan được lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát lên ban tín dụng. Danh mục hồ sơ, hình thức gửi hồ sơ và công việc của ban tín dụng thực hiện theo quy định của ngân hàng từng thời kỳ;

Bước 4: Thông báo kết quả phê duyệt

Trường hợp khách hàng yêu cầu, căn cứ nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền, CVKH lập thông báo cấp tín dụng theo mẫu đối với trường hợp đồng ý hoặc thông báo chối cấp tín dụng đối với trường hợp bị chối, trình kỳ lãnh đạo ĐVKD và chuyển cho khách hàng.

Đối với khoản cấp tín dụng bị từ chối, CVKH thực hiện cập nhật thông tin về khoảng cấp tín dụng của khách hàng bị từ chối tại bảng kê các khoản cấp tín dụng bị từ chối theo mẫu, chuyên viên scan thông báo từ cấp tín dụng có thẩm quyền và đăng tải lên hệ thống lưu trữ trực tuyến.

Trường hợp đề xuất sửa đổi điều kiện phê duyệt tín dụng, CVKH: Đánh giá việc thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt; Cập nhật thông

tin về tình hình hoạt động, tài chính của khách hàng; Thu thập giấy tờ liên quan đề xuất sửa đổi; Lập tờ trình sửa đổi tín dụng nêu rõ lý do và mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện sửa đổi so với phê duyệt ban đầu. Quy trình thực hiện sửa đổi giống như quy trình cấp tín dụng ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quan hệ khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP bưu điện liên việt khu vực các tỉnh đông bắc bộ​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)