Mục tiêu phát triển tín dụng trên hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quan hệ khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP bưu điện liên việt khu vực các tỉnh đông bắc bộ​ (Trang 46 - 48)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý quan hệ khách hàng tại các chi nhánh

3.2.1. Mục tiêu phát triển tín dụng trên hệ thống ngân hàng

 Công tác nghiên cứu, phân tích phục vụ hoạt động tín dụng Cần tập trung vào các nội dung chính sau:

- Thực hiện việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng tín dụng của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với các nhóm khách hàng: 163.55 87.37 154.27 155.2 242.86 166.56 119.61 115.52 0 50 100 150 200 250 300 Lạng Sơn Bắc Kạn Cao Bằng Hà Giang Phú Thọ Quảng Ninh Thái Nguyên Tuyên Quang

+ Doanh nghiệp lớn

+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ + Cá nhân

- Các nội dung nghiên cứu, phân tích cần phải thể hiện được: + Tỷ trọng tín dụng đối với từng nhóm

+ Mức độ rủi ro hiện tại của các nhóm khách hàng

+ Những ngành hàng và khách hàng có hệ số rủi ro thấp nhất.

+ Dự báo và đánh giá ảnh hưởng của định hướng, chính sách tín dụng của chính phủ, Ngân hàng nhà nước với các nhóm khách hàng tín dụng và ngành kinh tế

- Công tác nghiên cứu, phân tích phải được tổ chức thực hiện thường xuyên để có những dự báo, định hướng tín dụng kịp thời cho toàn hệ thống đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh cũng như quản lý rủi ro.

 Xây dựng định hướng chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng Định hướng phát triển tín dụng thời gian tới của ngân hàng sẽ tập trung vào phát triển bán lẻ, tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp vừa và nhỏm các hộ kinh doanh cá thể; đổi mới cơ cấu, danh mục đầu tư tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vay mới phải an toàn, hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, cần triển khai thực hiện:

+ Phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng tín dụng của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (về cơ cấu kỳ hạn, tỷ trọng theo ngành hàng, nhóm khách hàng, năng lực quản lý, điều hành công tác tín dụng/tình hình tín dụng tại từng địa bàn, những mặt hiệu quả, tồn tại, cơ hội phát triển cũng như rủi ro…) + Xây dựng kế hoạch phát triển tín dụng theo từng giai đoạn (3-5 năm) với các yêu cầu cụ thể về: (1) Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ trọng dư nợ theo cơ cấu kỳ hạn, ngành hàng,... đối với toàn hệ thống cũng như tại từng ĐVKD; (2) Số lượng khách hàng theo từng phân nhóm, cơ cấu tỷ trọng danh mục khách hàng của hệ thống và từng ĐVKD; (3) Hạn mức rủi ro, hạn mức

tín dụng cho từng nhóm khách hàng, từng ngành hàng; (4) Hệ thống mạng lưới chi nhánh cần mở rộng gắn với đặc điểm phát triển tín dụng tại từng địa phương; (5) Hệ thống cơ chế về phân cấp phán quyết, quản lý, kiểm soát rủi ro và công tác đào tạo, phát triển cán bộ tín dụng có đạo đức và trình độ nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quan hệ khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP bưu điện liên việt khu vực các tỉnh đông bắc bộ​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)