Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc khóa luận

1.1.3.Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3.Đặc trưng của kiến thức Lịch sử ở trường THPT

Lịch sử là một trong những môn thuộc nhóm các môn Khoa học xã hội, mang trong mình những đặc điểm riêng.

Kiến thức lịch sử mang “tính quá khứ”. Lịch sử là “quá trình phát triển

hợp quy luật của xã hội oài người từ lúc con người và xã hội hình thành cho đến nay” [16-tr.139]. Đó là những gì diễn ra trong quá khứ do đó con ngƣời không thể đƣợc trực tiếp quan sát, nhìn nhận mà chỉ có thể nhận thức đƣợc một cách gián tiếp thông qua những gì còn đƣợc lƣu lại ở hiện tại. Mặt khác,

kiến thức lịch sử còn mang “tính không lặp lại”. Dòng chạy thời gian qua đi

cũng kéo theo những sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử lùi về quá khứ và chỉ để lại những mảng kí ức không còn nguyên vẹn. Mỗi kí ức ấy đều chỉ diễn

ra một lần trong một không gian, thời gian nhất định, trong những không gian và thời gian khác nhau. Sẽ chẳng có một sự lặp lại nào của lịch sử, có chăng

chỉ là sự kế thừa “sự lặp lại tr n cơ sở không lặp lại” [13-tr.45-46]. Và những

điều này đã tạo ra những khó khăn lớn cho việc giảng dạy cũng nhƣ học tập lịch sử. Tuy nhiên, đó cũng lại chính là nét đặc biệt tạo ra những ƣu thế mà các môn khoa học khác không có. Đó chính là tƣ duy trừu tƣợng, sự sáng tạo và tinh thần kế thừa, phát huy.

Kiến thức lịch sử mang “tính cụ thể”. Mỗi một quốc gia, một dân tộc

trên thế giới hay mỗi một thời kì, một giai đoạn trong lịch sử lại mang những đặc điểm riêng, cụ thể và đặc biệt. Chính điều này đòi hỏi việc trình bày lịch sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Song, dù có khác biệt thì vẫn phải tuân thủ theo những suy luật phát triển chung của xã hội loài ngƣời.

Mỗi một nội dung lịch sử đều rất phong phú, chạm tới mọi mặt của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự,…, lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau một cách chằng chịt và khá phức tạp cần đƣợc nhìn nhận, đánh giá khách quan. Vì vậy, có thể nói kiến thức lịch sử bao gồm hai phần: “sử” và “luận”. Phần “sử” là kiến thức về lịch sử đã diễn ra trong xã hội loài ngƣời: sự kiện, thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả,… Phần “luận” là những giải thích, đánh giá về các sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử. Đây

chính là “tính hệ thống” và “tính thống nhất gi “sử” và uận”” của kiến

thức lịch sử. Do đó, trong quá trình học tập, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, giúp các em không chỉ “biết” mà còn “hiểu” lịch sử.

Để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng nhƣ nó đã từng diễn ra, ngƣời dạy phải trang bị cho mình một tƣ duy khoa học, có đƣợc những kĩ năng, năng lực cần thiết, luôn học hỏi và trau dồi, luôn hội nhập và sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và phải đem những điều đó truyền đạt, rèn luyện lại cho ngƣời học. Và để làm đƣợc điều đó, việc áp dụng các mô hình học tập hiện đại mới vào trong giảng dạy là cần thiết và quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 25 - 27)