8. Cấu trúc khóa luận
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4.2. Đặc điểm nhận thức
Một đặc điểm thƣờng nhận thấy là thái độ học tập của học sinh THPT đã có những chuyển biến rõ rệt. Ý thức đƣợc bản thân đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa tự lập, sự tích cực trong việc học tập đã tăng lên mạnh mẽ. Và cũng chính những nhận thức này làm cho học sinh bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trƣờng hợp có thái độ nhƣ nhau với các môn học.
Ngoài ra, lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể đã đƣợc hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho các năng lực trí tuệ phát triển. Và đặc điểm nổi bật nhất chính là sự phát triển của tính chủ định ở tất cả các quá trình nhận thức.
Cảm giác và tri giác của học sinh đã đạt tới mức độ cao. Quá trình quan sát gắn liền với tƣ duy và ngôn ngữ, trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên, sự quan sát lại thƣờng bị phân tán, thiếu sự tập trung cao độ, vẫn còn mang tính phiến diện, một chiều, thiếu chiều sâu và thƣờng đƣa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt, nhất là trí nhớ có chủ định. Học sinh đã biết phân loại trong ghi nhớ, sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học.
Hoạt động tƣ duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Học sinh đã có
khả năng “tư duy í luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn.
Năng ực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho học sinh có thể ĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng” [8-tr.72].