- Sản phẩm đƣợc hoàn thành chính là kết quả cả quá trình thảo luận nhóm. Ngoài ra, giáo viên từ việc quan sát quá trình thảo luận của các nhóm và bảng phân công công việc của từng nhóm. Từ sản phẩm đó và từ quá trình thảo luận, giáo viên sẽ biết đƣợc nhóm đã hoạt động tích cực, có hiệu quả hay chƣa, rồi đƣa ra nhận xét, điều chỉnh.
- Sau mỗi lần thảo luận nhóm nhƣ vậy, học sinh sẽ quen dần với việc hoạt động nhóm. Biết cách làm một nhóm trƣởng, biết cách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách hợp lí, biết cách nêu lên ý kiến cá nhân để đóng góp vào sản phẩm chung và biết cách lắng nghe các ý kiến khác.
2.5. Thực nghiệm sƣ phạm
2.5.1. Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm
Về mục đích, để kiểm chứng tính khả thi trong thực tế của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS ở trƣờng THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học, cụ thể là nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản nhƣ tự học, sử dụng CNTT và hợp tác,… chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. Thông qua thực tiễn việc thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi sẽ đi đến kết luận về vai trò, ý nghĩa, tính hiệu quả của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS ở trƣờng THPT.
Đối tượng là học sinh của 2 nhóm lớp khối 10 trƣờng THPT Lƣơng Tài – Bắc Ninh.
Thời gian thực nghiệm: theo đúng phân phối chƣơng trình và thời khóa biểu của 4 lớp 10A1, 10A2, 10D6 và 10D8 trƣờng THPT Lƣơng Tài – Bắc Ninh trong học kì II, năm học 2018 - 2019.
2.5.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm: chúng tôi thực hiện giảng dạy nội dung “Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” – Lịch sử lớp 10 THPT (chƣơng trình chuẩn).
Phương pháp thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành - Soạn 2 giáo án: một với lớp thực nghiệm có sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trên cơ sở ứng dụng trang web học trực tuyến Padlet (xem thêm trong Giáo án lớp thực nghiệm, phần Phụ lục) và một với lớp đối chứng đƣợc tiến hành theo mô hình lớp học thông thƣờng nhƣng có áp dụng một số phƣơng pháp dạy học mới (xem thêm trong Giáo án lớp đối chứng, phần Phụ lục).
- Chọn ra hai nhóm lớp có sự tƣơng đƣơng về số lƣợng học sinh và trình độ nhận thức: lớp đối chứng (10A2 và 10D6) và lớp thực nghiệm (10A1 và 10D8).
- Áp dụng: Với hai lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngƣợc. Còn với hai lớp đối chứng thì chúng tôi tiến hành giảng dạy theo mô hình lớp học thông thƣờng.
- Sau giờ học, chúng tôi có đánh giá về kết quả thực nghiệm thông qua khảo sát ý kiến, nhận xét đối với giáo viên dự giờ. Với học sinh là thông qua việc nhận các ý kiến phản hồi sau giờ học (sau giờ học, chúng tôi yêu cầu mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh viết ra những ý kiến phản hồi về giờ học. Cụ thể là:
+ Đối với lớp thực nghiệm: mức độ hứng thú với giờ học, có muốn tiếp tục đƣợc học theo mô hình này không, khó khăn mà em gặp phải khi học theo mô hình này là gì và mong muốn đối với giáo viên?
+ Đối với lớp đối chứng: mức độ hứng thú với giờ học và mong muốn đối với giáo viên?
Và một bài kiểm tra 15 phút (xem thêm trong Đề kiểm tra 1, 2, 3, 4, phần Phụ lục).
2.5.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành giảng dạy ở hai lớp đối chứng (10A2 và 10D6) và hai lớp thực nghiệm (10A1 và 10D8), chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh sau buổi học. Đồng thời tiến hành một bài kiểm tra ngắn 15 phút và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
2.5.3.1. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến
- Đối với giáo viên, Tiết dạy thực nghiệm của chúng tôi có sự tham gia dự giờ của hai thầy, cô là giáo viên Lịch sử ở các lớp chúng tôi lựa chọn.
Qua quá trình theo dõi, quan sát tiết dạy, thầy, cô đánh giá cao việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS ở trƣờng THPT. Với mô hình này, học sinh hào hứng hơn với giờ học, tích cực tham gia vào thảo luận các vấn đề. Các kiến thức cơ bản của bài đã đƣợc đƣa vào bài giảng trên Web để học sinh hoàn thiện vào vở ở nhà. Từ đó, trên lớp học sinh không cần phải ghi chép, có nhiều thời gian cho các hoạt động hấp dẫn hơn để tìm hiểu sâu hơn về bài. Việc có sử dụng dạy học trực tuyến một mặt sẽ giúp cho học sinh
phát triển khả năng sử dụng CNTT, mặt khác tạo sự hấp dẫn, mới mẻ trong cách dạy và học, đồng thời bƣớc đầu cho học sinh làm quen với các nguồn tƣ liệu bên ngoài sách giáo khoa, đƣợc tiếp cận với nhiều ý kiến khác nhau để đánh giá sự kiện, nhân vật chính xác hơn, khách quan hơn. Hơn nữa, với các vấn đề, các nhiệm vụ yêu cầu học sinh hoàn thiện trên lớp đã giúp cho học sinh bộc lộ đƣợc những tài năng của mình, đƣợc thể hiện bản thân (vẽ, làm thơ, thuyết trình, diễn xuất,…), đƣợc tiếp cận ở những góc nhìn mới,…
Tuy nhiên, thầy, cô cũng chỉ ra một số những hạn chế cần khắc phục cho bài giảng. Đầu tiên là về thời gian. Thời gian cho mỗi tiết học chỉ có 45 phút, vừa thảo luận và vừa trình bày đôi khi sẽ không đủ thời gian nếu nhƣ các nhóm hoạt động không hiệu quả hoặc vấn đề quá khó, quá dài (chúng tôi phải xin thêm 10 phút của giờ ra chơi). Tiếp đó chính là sự tự giác của học sinh. Một số học sinh sẽ tìm hiểu bài trƣớc, sẽ làm theo yêu cầu nhƣng một số khác sẽ ỷ nại, không chủ động, tích cực theo dõi bài trƣớc trên Web. Điều này yêu cầu ngƣời giáo viên phải thƣờng xuyên theo dõi, sát sao hơn nữa tới quá trình tự học trên Web ở nhà của học sinh.
- Đối với học sinh, chúng tôi vừa quan sát trong quá trình thực nghiệm, đồng thời sau giờ thực nghiệm, chúng tôi yêu cầu mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh viết ra những ý kiến phản hồi về giờ học để thu thấp ý kiến của học sinh.
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã quan sát kĩ tinh thần học tập của học sinh và nhận thấy rằng:
Với hai lớp thực nghiệm, tất cả các học sinh đều sôi nổi, hào hứng, tích cực tham gia vào các vấn đề thảo luận, thậm chí là giành nhau để đƣợc lên trình bày sản phẩm trƣớc, giành nhau để đƣợc đại diện cho nhóm lên trình bày. Các sản phẩm của các nhóm mặc dù còn sơ sài nhƣng rất ấn tƣợng và thể hiện đúng tinh thần sáng tạo. Học sinh đại diện nhóm lên trình bày rất tự tin, làm chủ tốt các tình huống. Còn với hai lớp đối chứng, chúng tôi cũng nhận thấy đƣợc tinh thần sôi nổi, hào hứng, tích cực tham gia vào bài học. Tuy nhiên vẫn có một số em học sinh không chú ý. Và nhất là những lúc ghi bài, các em rất uể oải, thƣờng xuyên mất tập trung. Khi giao nhiệm vụ về nhà thì
rất ít các em chú ý và muốn từ chối với lí do là còn nhiều bài tập của các môn học khác.
Khi đƣợc khảo sát ý kiến về tiết học thì có tới hơn 80% học sinh lớp thực nghiệm mong muốn sẽ đƣợc học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc một lần nữa. Gần 20% còn lại cũng thích mô hình này nhƣng không mong muốn mô hình này áp dụng thƣờng xuyên vì ở nhà các em còn phải làm bài tập của nhiều môn học khác.
Còn với lớp đối chứng thì tất cả các em đều mong muốn đƣợc học theo nhiều phƣơng pháp, hình thức, mô hình dạy học mới. Các em không thích làm bài tập về nhà, không thích đọc – chép các kiến thức cơ bản.
2.5.3.2. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút
Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát về kết quả bƣớc đầu thông qua một bài kiểm tra 15 phút với bốn bộ đề. Trong đó có bốn câu hỏi trắc nghiệm và trả lời nhanh là giống nhau và một câu hỏi tự luận là khác nhau.
Bảng 2.1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp (thành viên)
Lớp Số HS
Điểm kiểm tra
>5 5 6 7 8 9 10
Đối chứng
(10A2, 10D6) 85 0 0 7 29 34 12 3
Thực nghiệm
Bảng 2.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp theo nhóm điểm (%) Nhóm điểm Lớp đối chứng (10A2, 10D6) (85 học sinh) Lớp thực nghiệm (10A1, 10D8) (84 học sinh) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Giỏi (9 – 10) 15 17,7 31 36,9 Khá (7 – 8) 63 74,1 53 63,1 Trung bình (5 – 6) 7 8,2 0 0
Biều đồ 2.1. So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm lớp (%)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giỏi Khá Trung bình Lớp thực nghiệm (10A1, 10D8) Lớp đối chứng (10A2, 10D6)
Qua các bảng thống kê (Bảng 2.1 và Bảng 2.2) và Biểu đồ 2.1, chúng ta có thể thấy rõ ràng sự khác biệt về kết quả giữa lớp đối chứng so với lớp thực nghiệm.
- Về tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, lớp thực nghiệm vƣợt trội hơn hẳn (36,9%) so với lớp đối chứng (17,7%).
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá của cả hai nhóm lớp đều rất cao, lớp đối chứng là 74,1% và lớp thực nghiệm là 63,1%.
- Riêng với tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình, cả hai nhóm lớp đều có tỉ lệ rất ít. Trong đó, lớp đối chứng là 8,2%, còn lớp thực nghiệm thì không có học sinh nào có điểm trung bình (0%).
Nhƣ vậy, qua kết quả bƣớc đầu đó, chúng ta có thể thấy mức độ khả quan của mô hình khi áp dụng vào trong DHLS ở trƣờng THPT. Về cơ bản, mô hình giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, sâu hơn. Đồng thời cung cấp thêm nhiều tri thức mới xoay quanh bài học cho học sinh, góp thần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, năng lực cần thiết. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số những hạn chế. Thứ nhất, về thời gian của mỗi một tiết học diễn ra trong vòng 45 phút là không đủ để học sinh có thể vừa thảo luận, hoàn thiện, trình bày sản phẩm và giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức. Thứ hai, hiện, sự chủ động, tích cực trong việc tự tìm hiểu bài học của học sinh vẫn còn rất hạn chế. Điều này đòi hỏi phải có sự sát sao của ngƣời giáo viên và sự phối hợp của gia đình cũng nhƣ là sự tự ý thức của học sinh.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đi vào tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc, nội dung của chƣơng trình Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chƣơng trình chuẩn). Qua đó, nhận thấy đây là một nội dung có thể chia thành rất nhiều chủ đề quan trọng, hấp dẫn, cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản nhất về Lịch sử thế giới thời kì này. Thông quá đó, bồi dƣỡng cho học sinh các kĩ năng, thái độ cần thiết.
Thứ hai, chúng tôi đi vào phân tích những yêu cầu và điều kiện cơ bản cần phải có khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu cần sử dụng CNTT khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc, chúng tôi giới thiệu một số phần mềm, công cụ và cách sử dụng chúng để giáo viên cũng nhƣ học sinh có thể phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập đối với bộ môn Lịch sử.
Thứ tƣ, với các đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngƣợc, chúng tôi đã đƣa ra một số đề xuất, biện pháp áp dụng mô hình nhằm phát triển KNTH, kĩ năng sử dụng CNTT và KNHT cho học sinh THPT.
Cuối cùng, để kiểm tra tính khả quan của việc sử dụng mô hình này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trƣờng THPT. Và tuy còn tồn tại một vài hạn chế nhƣng kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc là có khả quan.
Nhƣ vậy, mô hình lớp học đảo ngƣợc là một mô hình hay, mới mẻ và cần thiết đƣợc áp dụng vào công tác DHLS ở trƣờng THPT nhằm phát huy tính tích cực, phát huy các năng lực, kĩ năng cần thiết cho học sinh.
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình nghiên cứu từ những vấn đề lí luận đến thực tiễn rồi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi đi đến một số kết luận nhƣ sau:
Thứ nhất, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy học là một xu thế tất yếu. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc là một trong những phƣơng pháp, hình thức dạy học tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh, hƣớng học sinh đến việc tự học, tự rèn luyện các kĩ năng để có thể “học suốt đời”.
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng dạy – học Lịch sử kém hiệu quả hiện nay, chúng tôi nghiên cứu khả năng sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chƣơng trình chuần). Căn cứ vào nội dung, mục tiêu môn học, cụ thể là mục tiêu, nội dung phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chƣơng trình chuần), có thể khẳng định rằng: Việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS nói chung và dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chƣơng trình chuần) nói riêng là hoàn toàn khả thi.
Cuối cùng, để cụ thể hoá cho ý tƣởng sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS ở trƣờng THPT, chúng tôi đã tiến hành thiết kế bài dạy thực nghiệm đối với phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chƣơng trình chuần) ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng tại trƣờng THPT Lƣơng Tài – Bắc Ninh và dù vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣng đã đạt đƣợc những dấu hiệu bƣớc đầu tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Quốc Ái (2004), “Về đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch
sử”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 8, tr. 55-58;64.
2. Đặng Thị Phƣơng Anh (2017), B i dưỡng năng ực tự học cho học sinh trong dạy học một số kiến thức chương "Động lực học chất điểm" - Vật lí 10 bằng hình thức lớp học đảo ngược, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Cảnh Bình (2015), Hiến pháp Mĩ được àm r như thế nào?, NXB Thế giới.
4. Nguyễn Thị Thế Bình (2010), Hình thành khái niệm "Cách mạng tư sản" theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Tạo hứng thú tự học bộ môn lịch sử
cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 258,Tr. 36-37.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (Bản dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018).
7. Nguyễn Thị Côi (2013), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
8. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư
phạm, NXBĐại học Quốc gia.
9. Lê Thị Hƣơng (2007), “Đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử ở
trƣờng phổ thông”, Tạp chí Thiết bị dạy học, số 18, tr. 35, 36.
10. Kế hoạch số 345/KH-BGĐT, ban hành ngày 23/05/2017 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất ượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
11. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.