Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4.3.Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng hợp tác

2.4. Các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học

2.4.3.Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng hợp tác

cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT

Hợp tác là khi mọi ngƣời biết làm việc chung với nhau và cùng hƣớng về một mục tiêu chung. Một ngƣời biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về ngƣời khác cũng nhƣ đối với nhiệm vụ.

Kĩ năng hợp tác là kĩ năng làm việc tập thể, cùng nhau xây dựng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến để cùng đƣa ra giải pháp cho vấn đề hƣớng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp cho từng cá nhân trong nhóm bổ sung thiếu sót, tích lũy đƣợc kinh nghiệm từ ngƣời cùng “Team” và hoàn thiện bản thân mình hơn. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhóm, việc từng ngƣời đƣa ra quan điểm cá nhân cũng không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, đối nghịch gây mâu thuẫn nhóm. Chính vì vậy mà mỗi thành viên đều phải rèn luyện kĩ năng hợp tác và chia sẻ để gắn kết nhóm trong mọi hoàn cảnh.

Nhƣ vậy, rèn luyện kĩ năng hợp tác trong môn Lịch sử cho học sinh THPT đƣợc hiểu là luyện tập một cách thành thạo việc làm việc tập thể, thảo luận nhóm trong khi thực hiện việc tìm hiểu các vấn đề theo nhóm mà giáo viên đƣa ra.

Cũng theo các bƣớc hình thành kĩ năng, với kĩ năng này cũng nhƣ vậy. Đầu tiên, giáo viên sẽ phải giới thiệu về cách hoạt động nhóm. Tiếp theo, giáo viên sẽ lấy ví dụ và cho học sinh quan sát. Sau đó tiến hành cho học sinh thực hành lại nhiều lần và cuối cùng là đánh giá kết quả, điều chỉnh.

Mô hình lớp học đảo ngƣợc đƣợc áp dụng khi mà điều kiện về cơ sở vật chất chƣa hoàn toàn đảm bảo, hay thời gian cho một tiết học còn hạn chế thì việc cho học sinh tiến hành hoạt động theo nhóm là cách tốt nhất để vừa tiết kiệm thời gian, khắc phục đƣợc trƣờng hợp một số học sinh không có điều kiện về CNTT và vừa đem lại hiệu quả cao nhất cho việc tìm hiểu các vấn đề. Cũng chính qua đó, học sinh đƣợc hoạt động nhóm nhiều hơn, ngày càng biết cách phân công nhiệm vụ, phân bố thời gian, chọn lọc ý kiến sao cho phù hợp và đạt đƣợc hiệu quả cao nhất vì một mục tiêu chung là tìm ra cách giải quyết vấn đề mà giáo viên giao cho. Từ đó, KNHT dần đƣợc hình thành.

Và để đánh giá đƣợc KNHT của học sinh, ngƣời giáo viên có thể áp dụng một số phƣơng pháp, hình thức nhƣ sau:

1. Quan sát ý thức của học sinh khi tiến hành thảo luận nhóm: học sinh có tích cực, có hứng thú hay không?

2. Quan sát khả năng hợp tác của học sinh khi thảo luận: Nhóm trƣởng có biết cách phân công nhiệm vụ cho các thành viên hay không? Các thành viên có đƣa ra ý kiến của bản thân hay không? Có lắng nghe ý kiến của các bạn hay không?,…

3. Thông qua các sản phẩm đƣợc tạo thành từ quá trình thảo luận nhóm của học sinh: mức độ sáng tạo của sản phẩm, sự đa dạng trong lƣợng kiến thức của sản phẩm, bản lĩnh của ngƣời trình bày sản phẩm,… 4. Thông qua bảng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và nhóm trƣởng ghi chép lại: các nhiệm vụ đã phù hợp với yêu cầu chƣa? đã phù hợp với thành viên đƣợc phân công chƣa, kết quả các thành viên đạt đƣợc thể hiện qua sản phẩm của nhóm?,…

Ví dụ: Với Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (SGK LS lớp 10).

- Giáo viên thiết kế Web học online trên Padlet. Bao gồm video bài giảng, các tƣ liệu liên quan và hệ thống câu hỏi, nhiệm vụ, vấn đề,… (Hình 2.4.5)

- Ở nhà, học sinh sẽ theo dõi đoạn video giảng và hoàn thiện các kiến thức cơ bản vào vở theo hƣớng dẫn trên Web của giáo viên (Phần 1. Hoàn thiện kiến thức cơ bản của bài). Đồng thời, đọc các đoạn tƣ liệu và tìm hiểu trƣớc phần 2. Mở rộng kiến thức bài học (Hình 2.4.6).

- Ở trên lớp, tƣơng ứng với 4 nhóm là các vấn đề cần thảo luận. Từng nhóm học sinh sẽ phân công nhiệm vụ, nêu ý kiến và đi đến thống nhất để hoàn thành sản phẩm của nhóm mình sao cho đạt kết quả cao nhất.

Hình 2.4.7. Sản phẩm của nhóm 1, lớp 10D8, trƣờng THPT Lƣơng Tài

- Sản phẩm đƣợc hoàn thành chính là kết quả cả quá trình thảo luận nhóm. Ngoài ra, giáo viên từ việc quan sát quá trình thảo luận của các nhóm và bảng phân công công việc của từng nhóm. Từ sản phẩm đó và từ quá trình thảo luận, giáo viên sẽ biết đƣợc nhóm đã hoạt động tích cực, có hiệu quả hay chƣa, rồi đƣa ra nhận xét, điều chỉnh.

- Sau mỗi lần thảo luận nhóm nhƣ vậy, học sinh sẽ quen dần với việc hoạt động nhóm. Biết cách làm một nhóm trƣởng, biết cách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách hợp lí, biết cách nêu lên ý kiến cá nhân để đóng góp vào sản phẩm chung và biết cách lắng nghe các ý kiến khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 61 - 65)