0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 33 -41 )

8. Cấu trúc khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Kết quả khảo sát

Đối với giáo viên: Khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 20 giáo viên THPT thì kết quả khảo sát đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Về phƣơng pháp, hình thức dạy học:

+ Có tới 12/20 (chiếm 60%) giáo viên chƣa từng áp dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới vào giảng dạy mà hoàn toàn chỉ sử dụng cách dạy học truyền thống. Còn lại, 40% trong số họ đã từng áp dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới (Biểu đồ 1.1).

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ các phƣơng pháp, hình thức mà thầy/cô thƣờng áp dụng (%)

+ Tuy nhiên, trong số 40% (8 giáo viên) còn lại, chỉ có 4/8 giáo viên thƣờng xuyên sử dụng còn lại là rất ít khi sử dụng.

- Vai trò, ý nghĩa của các phƣơng pháp, hình thức dạy học theo hƣớng phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm: 100% giáo viên đƣợc khảo sát đều cho rằng có rất có hiệu quả.

Phương pháp, hình thức dạy học

Phương pháp, hình thức dạy học mới

- Với mô hình lớp học đảo ngƣợc thì cả 20/20 giáo viên đều chƣa từng nghe nói đến và hiểu sai về mô hình này. Trong đó, có 13 giáo viên đã hiểu về mô hình này là sự thay đổi về mục tiêu, mục đích học tập hƣớng tới thực hành bên ngoài thực tế nhiều hơn, 6 giáo viên hiểu là sự thay đổi về vai trò của giáo viên và học sinh và 1 giáo viên hiểu mô hình này là sự thay đổi về địa điểm học tập.

- Cũng 100% giáo viên cho rằng vai trò của mô hình này rất quan trọng và muốn đƣợc áp dụng vào việc giảng dạy nếu có thể. Họ đã đề xuất mong muốn nhà trƣờng sẽ tạo điều kiện hơn nữa để có thể áp dụng mô hình này và trong giảng dạy.

Đối với học sinh: Khi tiến hành khảo sát đối với 110 học sinh về thực trạng dạy – học lịch sử hiện nay, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Môn học đƣợc học sinh yêu thích nhất là Toán và Thể dục. Lịch sử chỉ có 6/110 học sinh (chỉ chiếm 6,6%).

- Kết quả học tập của học sinh với môn Lịch sử khá khả quan, chủ yếu là Khá (chiếm tới 86,4%)

- Về phƣơng pháp, hình thức dạy học mà thầy/cô thƣờng áp dụng: giáo viên rất ít khi áp dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới (chỉ chiếm 24,5%) (Biểu đồ 1.2), riêng với dạy học trực tuyến thì có tới 100% giáo viên chƣa từng áp dụng.

- Trong khi đó, khi đƣợc hỏi về phƣơng pháp, hình thức mà học sinh muốn đƣợc học thì kết quả (Biểu đồ 1.3) nhƣ sau:

Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ các cách dạy học mà học sinh mong muốn đƣợc thầy/cô áp dụng (%)

+ Với cách dạy truyền thống, chỉ có 2/110 học sinh lựa chọn (chiếm 1,8%).

+ Số học sinh còn lại đều mong muốn đƣợc thầy/cô dạy theo các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới. Trong đó, phƣơng pháp, hình thức mà học sinh thích nhất là tổ chức các trò chơi (90%) và các buổi trải nghiệm sáng tạo (86,4%). Riêng với hình thức học trực tuyến, mặc dù chƣa từng đƣợc thầy/cô áp dụng và chƣa hiểu hết về cách dạy học này, nhƣng vẫn có tới 68,2% học sinh lựa chọn mong muốn đƣợc học.

- Còn với mô hình lớp học đảo ngƣợc (Biểu đồ 1.4):

Có 81,8% học sinh chƣa từng và 18,2% học sinh đã từng đƣợc học theo mô hình này. Tuy nhiên, trong số 18,2% đó, tất cả đều trả lời sau khi chúng tôi đã tiến hành áp dụng mô hình này vào quá trình thực tập. Còn trên thực tế thì thầy/cô phổ thông chƣa từng áp dụng.

- Với mô hình này, những khó khăn mà học sinh gặp phải chủ yếu là áp lực từ bài tập của các môn học khác (chiếm 72,7%) và khả năng tự học của bản thân còn hạn chế (chiếm 60,9%). Ngoài ra, còn những khó khăn nhƣ: Gia đình không có đủ điều kiện về kinh tế (25,5%), ở nhà thời gian vui chơi bị hạn chế (41,8%), thời gian cho một tiết học trên lớp bị hạn chế (45,5%), cơ sở vật chất của nhà trƣờng chƣa đủ (52,7%),… (Biểu đồ 1.5)

Biểu đồ 1.5. Tỉ lệ những vấn đề của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong dạy – học Lịch sử ở trƣờng THPT (%)

- Mặc dù gặp phải những khó khăn kể trên, nhƣng khi đƣợc hỏi về mong muốn áp dụng mô hình này thì một phần lớn học sinh vẫn chọn “Có” (chiếm tới 97,3%) (Biểu đồ 1.6).

Biểu đồ 1.6. Tỉ lệ học sinh mong muốn đƣợc thầy/cô áp dụng theo mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong bài dạy (%)

Nhƣ vậy, hiện nay, việc dạy – học lịch sử ở trƣờng THPT đang ngày càng đƣợc quan tâm, chú trọng. Hàng năm các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, Đƣờng lên đỉnh Olimpia,… vẫn đƣợc diễn ra và đạt đƣợc những thành công nhất định, thu hút sự tham gia và quan tâm đông đảo từ phía giáo viên, học sinh và ngay cả phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, các cuộc thi online tìm hiểu về các sự kiện, nhân vật lịch sử hay các buổi Hội thảo về đổi mới dạy – học cũng diễn ra ngày một nhiều. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, những cuốn sách giáo khoa Lịch sử mới ra đời ngày càng sinh động, tạo hứng thú đối với học sinh. Hàng loạt các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới ra đời, đƣợc áp dụng và đang đem lại hiệu quả rất tích cực. Các giáo viên cũng đang dần tiếp cận với cái mới, trau dồi thêm cho bản thân mình nhiều kĩ năng, năng lực dạy học hơn nữa để phục vụ sự nghiệp trồng ngƣời.

Tuy nhiên, từ kết quả cuộc khảo sát cho thấy:

Thứ nhất, không phải ở đâu cũng có điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới. Có những nơi có điều kiện kinh tế phát triển nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,… cơ sở vật chất trƣờng học rất hiện đại, tiên tiến, giáo viên có điều kiện thuận lợi để áp dụng những kĩ thuật, phƣơng pháp dạy học đa dạng, hiện đại vào trong giảng dạy, học sinh cũng có những điều kiện tốt nhất để tiếp cận với các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới. Ngƣợc lại, ở nhiều nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, trang thiết bị học tập hiện đại thiếu thốn thì việc đổi mới cũng theo đó mà bị hạn chế rất nhiều. Và lối dạy - học truyền thống (đọc – chép) vẫn luôn là ƣu tiên số một.

Thứ hai, hiện sách giáo khoa vẫn là sách cũ, chƣơng trình học vẫn là chƣơng trình cũ, kiểm tra, đánh giá cũng vẫn duy trì nhƣ cũ nhƣng lại yêu cầu phải đổi mới phƣơng pháp dạy – học. Đây thực sự là một thách thức lớn vì thiếu sự đồng bộ, khi các phƣơng pháp, hình thức dạy – học mới là hƣớng đến phát triển năng lực nhƣng chƣơng trình vẫn đang duy trì theo kiểu kiểm tra kiến thức cơ bản. Thời lƣợng giờ học ngắn, kiến thức môn học lại nhiều, phân bố bố cục lại khó hiểu làm cho giáo viên khó để chọn cách dạy sao cho phù hợp, và ngay cả học sinh cũng khó để tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt.

Thứ ba, một số giáo viên ngại đổi mới, nhất là những giáo viên đã giảng dạy lâu năm. Họ quen với lối dạy – học truyền thống, quen với việc làm chủ giờ học, làm ngƣời “lái đò” cung cấp hết những kiến thức cho học sinh. Họ ngại làm quen với cái mới, ngại tìm hiểu thêm về công nghệ, ngại vận động, sáng tạo ra những trò chơi hay, ý tƣởng táo bạo, những phƣơng pháp, hình thức hiện đại.

Cuối cùng, mặc dù xã hội đang có cái nhìn tích cực hơn, nhƣng hiện vẫn còn rất nhiều ngƣời cho rằng Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng, không thể kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Chính điều này đã dẫn tới việc giáo viên lịch sử không tha thiết gì đổi mới, không tha thiết gì với nghề, học sinh và phụ huynh coi đây là môn phụ “không cần học”, khiến cho

số lƣợng học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử không chỉ không tăng mà còn ngày một giảm.

Với mô hình lớp học đảo ngƣợc, hiện nay, trong bối cảnh dạy – học theo các phƣơng pháp, hình thức mới đang rất đƣợc quan tâm thì sự du nhập của mô hình này vào Việt Nam là điều tất yếu. Đã có các buổi Hội thảo tổ chức ra để giúp các giáo viên có thể hiểu hơn về mô hình này, từ đó áp dụng vào trong công tác giảng dạy của mình. Ở một số trƣờng Đại học hay một số trƣờng Tiểu học, Trung học đã áp dụng thí điểm mô hình này và đem lại kết quả khả quan. Từ cuộc khảo sát cho thấy, rất nhiều học sinh yêu thích và mong muốn đƣợc thầy/cô mình áp dụng mô hình này vào trong giảng dạy.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế hơn, qua cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, mô hình đã du nhập nhƣng chƣa lan rộng.

Thứ nhất, hầu hết các giáo viên và học sinh đều chƣa biết gì về mô hình này chứ chƣa nói đến việc đƣa nó vào trƣờng để giảng dạy.

Thứ hai, để mô hình này đƣợc áp dụng có hiệu quả thì điều kiện tiên quyết không thể thiếu là trang thiết bị học tập phải hiện đại, tiên tiến. Nhƣng điều này không phải ở đâu cũng đáp ứng đƣợc.

Thứ ba, mô hình này đòi hỏi ngƣời giáo viên phải thành thạo về công nghệ để tiến hành thiết kế bài dạy online và đồng thời dạy cho học sinh cách học, cách sử dụng CNTT.

Cuối cùng, mô hình cũng gây nhiều khó khăn cho học sinh khi mà Chƣơng trình giáo dục hiện nay đang tạo ra áp lực lớn cho học sinh vì có nhiều môn học, nhiều kiến thức, nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở lựa chọn đề tài: “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong

dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường trung học phổ thông”,

chúng tôi đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Thứ nhất, xuất phát từ việc tìm hiểu khái niệm: Dạy học kết hợp, các đặc điểm cơ bản và cách thức phân loại dạy học kết hợp,… Từ đó làm rõ khái niệm mô hình lớp học đảo ngƣợc trong tƣơng quan với dạy học truyền thống; khái quát các bƣớc tiến hành bài học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc,… Thứ hai, chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của bộ môn Lịch sử và nêu những ra những đặc trƣng riêng của kiến thức lịch sử. Đồng thời nhận xét về đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh THPT. Thứ ba, nghiên cứu tính cấp thiết của việc đổi mới phƣơng pháp, hình thức DHLS ở trƣờng THPT hiện nay.

Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với 20 giáo viên và 110 học sinh THPT ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội để lấy kết quả làm thành cơ sở thực tiễn cho đề tài. Qua cuộc khảo sát đó, chúng tôi nhận thấy vấn đề đổi mới dù đã xuất hiện từ lâu, nhận đƣợc quan tâm rất lớn những vẫn chƣa đƣợc phổ biến. Ở nhiều trƣờng, do nhiều lý do khác nhau, lối dạy truyền thống vẫn đƣợc duy trì. Hay có những trƣờng đã áp dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới nhƣng với việc dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến nói chung và mô hình lớp học đảo ngƣợc nói riêng thì hoàn toàn chƣa.

Nhƣ vậy, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn có thể khẳng định việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT hiện nay là xu hƣớng mới mẻ. Tuy nhiên, nó cũng hứa hẹn đem lại khả năng đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học.

Chƣơng 2

SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC

TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƢỜNG THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 33 -41 )

×