0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 29 -31 )

8. Cấu trúc khóa luận

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.5. Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường

phát triển theo hƣớng tích cực về tƣ duy, trí tuệ, linh hoạt và nhạy bén hơn,... Học sinh có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh, ham tìm hiểu sâu các vấn đề. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn những nhƣợc điểm là chƣa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hƣớng dẫn, giúp đỡ, không ngừng thay đổi, sáng tạo trong cách dạy để giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học, tƣ duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng, phát triển đƣợc các năng lực của bản thân.

1.1.5. Yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lịch sử ở trường THPT THPT

Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, còn Lịch sử là bộ môn quan trọng không thể thiếu trong quốc sách ấy. Nhất là trong giai đoạn đất nƣớc đang xây dựng, phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đƣờng hội nhập thì giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng lại càng thêm quan trọng.

Tuy nhiên hiện nay, giáo dục lịch sử đang gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải và một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu chính là phải đổi mới. Vậy đổi mới cái gì? Có rất nhiều thứ cần đổi mới: sách giáo khoa, chƣơng trình giáo dục, cơ sở vật chất,… và nhất là cần phải đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học.

Từ thực tiễn cho thấy, khi mà nhiều nƣớc phát triển bậc nhất thế giới đã bắt đầu đổi mới, thực hiện đa dạng các phƣơng pháp và hình thức trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh từ rất lâu rồi thì mới đây Việt Nam mới “le lói” xuất hiện những “làn gió mới”.

Đại đa số các giáo viên phổ thông hiện nay vẫn giữ cách dạy học truyền thống “thầy đọc – trò chép”. Họ ngại thay đổi, ngại bứt phá khỏi cái nề nếp cũ, ngại làm mới cách dạy. Với cách dạy học nhƣ vậy giáo viên và sách giáo khoa là mọi nguồn thông tin, là “chân lí kiến thức” đối với mỗi học sinh. Học sinh trở nên thụ động, không còn hứng thú tìm tòi, khám phá kho tàng tri thức rộng lớn bên ngoài sách giáo khoa và lớp học. Trở nên lƣời biếng tƣ duy, lƣời

sáng tạo và yếu kém trong các kĩ năng, năng lực cần thiết. Không có khả năng tự học, không giỏi trình bày các vấn đề, yếu kém về ứng dụng CNTT trong việc học,… Chính điều này là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho học sinh hiện nay không thiết tha với việc học Lịch sử hay nói một cách nặng nề hơn là “quay lƣng” lại với việc tìm hiểu Lịch sử dân tộc.

Nhận thấy sự cấp thiết của việc đổi mới, Luật giáo dục đã thể chế hóa

vấn đề này: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, tư duy sáng tạo củ người học; b i dưỡng cho người học năng ực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và chí vươn lên” [20-tr.2].

Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ƣơng 8, Khóa XI đã xác định một

trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp

dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củ người học; khắc phục ối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng ực. Chuyển từ học chủ yếu tr n ớp s ng tổ chức hình thức học tập đ dạng, ch các hoạt động ã hội, ngoại khó , nghi n cứu kho học. Đ y mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [23].

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra rất nhiều Công văn gửi cho các Sở, các trƣờng, yêu cầu phải đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo đó, học sinh là trung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, định hƣớng. Bài giảng không giàn trải, xác định đƣợc vấn đề trọng tâm. Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, hƣớng nghiệp,… để thay đổi không khí, tạo sự mới mẻ cho môn học. Tăng cƣờng thực hành, liên hệ thực tế, chú trọng nhiều tới vấn đề phát triển năng lực và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Sáng tạo hơn trong mô hình giảng dạy, kết hợp sử dụng CNTT, dạy học trực tuyến, hay lớp học đảo ngƣợc,…

Những quan điểm, định hƣớng nêu trên không chỉ tạo tiền đề và môi trƣờng pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học nói

chung mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hình thức dạy học mới – mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong giảng dạy nói riêng.

Thứ nhất, mô hình lớp học đảo ngược nâng cao tính tích cực, chủ động của giáo viên và học sinh. Với mô hình này, ngƣời giáo viên phải chủ động trong việc tìm hiểu CNTT, các nguồn tƣ liệu để có thể thiết kế các bài giảng của mình trên Web học trực tuyến. Còn học sinh, đòi hỏi một tinh thần tự giác cao trong việc tìm hiểu kiến thức và hoàn thiện các yêu cầu của giáo viên đƣa ra.

Thứ hai, mô hình lớp học đảo ngược n ng c o kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên và học sinh. Với đặc điểm buộc phải sử dụng tới sự hỗ trợ của CNTT, qua mô hình này, giáo viên và học sinh sẽ đƣợc tìm hiểu, học tập và rèn luyện thêm về kĩ năng sử dụng CNTT vào trong dạy và học.

Thứ ba, mô hình lớp học đảo ngược giúp phát triển các kĩ năng, năng lực cho học sinh. Không còn đơn thuần là một lớp học thông thƣờng “thầy đọc – trò chép”, học sinh thụ động thu nhận kiến thức từ phía giáo viên. Với mô hình này, học sinh đƣợc làm chủ kiến thức, làm chủ giờ học, tự do sáng tạo, tự do phát triển năng lực của bản thân thông qua các nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên và dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên.

Nhƣ vậy, có thể nói mô hình lớp học đảo ngƣợc đang và sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của giáo dục trong thời đại mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Học mọi lúc, học mọi nơi, học suốt đời, dạy cho mọi ngƣời và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Và đây cũng là cơ sở để giáo viên có thể đƣa mô hình này vào trong công tác giảng dạy của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 29 -31 )

×