0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 66 -68 )

8. Cấu trúc khóa luận

2.5.3.1. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến

- Đối với giáo viên, Tiết dạy thực nghiệm của chúng tôi có sự tham gia dự giờ của hai thầy, cô là giáo viên Lịch sử ở các lớp chúng tôi lựa chọn.

Qua quá trình theo dõi, quan sát tiết dạy, thầy, cô đánh giá cao việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc vào trong DHLS ở trƣờng THPT. Với mô hình này, học sinh hào hứng hơn với giờ học, tích cực tham gia vào thảo luận các vấn đề. Các kiến thức cơ bản của bài đã đƣợc đƣa vào bài giảng trên Web để học sinh hoàn thiện vào vở ở nhà. Từ đó, trên lớp học sinh không cần phải ghi chép, có nhiều thời gian cho các hoạt động hấp dẫn hơn để tìm hiểu sâu hơn về bài. Việc có sử dụng dạy học trực tuyến một mặt sẽ giúp cho học sinh

phát triển khả năng sử dụng CNTT, mặt khác tạo sự hấp dẫn, mới mẻ trong cách dạy và học, đồng thời bƣớc đầu cho học sinh làm quen với các nguồn tƣ liệu bên ngoài sách giáo khoa, đƣợc tiếp cận với nhiều ý kiến khác nhau để đánh giá sự kiện, nhân vật chính xác hơn, khách quan hơn. Hơn nữa, với các vấn đề, các nhiệm vụ yêu cầu học sinh hoàn thiện trên lớp đã giúp cho học sinh bộc lộ đƣợc những tài năng của mình, đƣợc thể hiện bản thân (vẽ, làm thơ, thuyết trình, diễn xuất,…), đƣợc tiếp cận ở những góc nhìn mới,…

Tuy nhiên, thầy, cô cũng chỉ ra một số những hạn chế cần khắc phục cho bài giảng. Đầu tiên là về thời gian. Thời gian cho mỗi tiết học chỉ có 45 phút, vừa thảo luận và vừa trình bày đôi khi sẽ không đủ thời gian nếu nhƣ các nhóm hoạt động không hiệu quả hoặc vấn đề quá khó, quá dài (chúng tôi phải xin thêm 10 phút của giờ ra chơi). Tiếp đó chính là sự tự giác của học sinh. Một số học sinh sẽ tìm hiểu bài trƣớc, sẽ làm theo yêu cầu nhƣng một số khác sẽ ỷ nại, không chủ động, tích cực theo dõi bài trƣớc trên Web. Điều này yêu cầu ngƣời giáo viên phải thƣờng xuyên theo dõi, sát sao hơn nữa tới quá trình tự học trên Web ở nhà của học sinh.

- Đối với học sinh, chúng tôi vừa quan sát trong quá trình thực nghiệm, đồng thời sau giờ thực nghiệm, chúng tôi yêu cầu mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh viết ra những ý kiến phản hồi về giờ học để thu thấp ý kiến của học sinh.

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã quan sát kĩ tinh thần học tập của học sinh và nhận thấy rằng:

Với hai lớp thực nghiệm, tất cả các học sinh đều sôi nổi, hào hứng, tích cực tham gia vào các vấn đề thảo luận, thậm chí là giành nhau để đƣợc lên trình bày sản phẩm trƣớc, giành nhau để đƣợc đại diện cho nhóm lên trình bày. Các sản phẩm của các nhóm mặc dù còn sơ sài nhƣng rất ấn tƣợng và thể hiện đúng tinh thần sáng tạo. Học sinh đại diện nhóm lên trình bày rất tự tin, làm chủ tốt các tình huống. Còn với hai lớp đối chứng, chúng tôi cũng nhận thấy đƣợc tinh thần sôi nổi, hào hứng, tích cực tham gia vào bài học. Tuy nhiên vẫn có một số em học sinh không chú ý. Và nhất là những lúc ghi bài, các em rất uể oải, thƣờng xuyên mất tập trung. Khi giao nhiệm vụ về nhà thì

rất ít các em chú ý và muốn từ chối với lí do là còn nhiều bài tập của các môn học khác.

Khi đƣợc khảo sát ý kiến về tiết học thì có tới hơn 80% học sinh lớp thực nghiệm mong muốn sẽ đƣợc học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc một lần nữa. Gần 20% còn lại cũng thích mô hình này nhƣng không mong muốn mô hình này áp dụng thƣờng xuyên vì ở nhà các em còn phải làm bài tập của nhiều môn học khác.

Còn với lớp đối chứng thì tất cả các em đều mong muốn đƣợc học theo nhiều phƣơng pháp, hình thức, mô hình dạy học mới. Các em không thích làm bài tập về nhà, không thích đọc – chép các kiến thức cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 66 -68 )

×