Cấu trúc, nội dung, mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1. Cấu trúc, nội dung, mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp

2.1.1. Cấu trúc và nội dung của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Theo cấu trúc của sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Chƣơng trình Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 là phần thứ ba, sau phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại và phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.

Chƣơng trình Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 gồm có 12 bài, đƣợc chia làm ba chƣơng là Các cuộc cách mạng tƣ sản (Từ giữa XVI – cuối XVIII), Các nƣớc Âu – Mĩ và Phong trào công nhân (Từ đầu XIX – đầu XX). Nội dung cơ bản của phần này nhƣ sau:

Thứ nhất, Sự suy yếu, khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ Tƣ bản. Theo quy luật của lịch sử, chế độ phong kiến ra đời, phát triển đạt tới đỉnh cao rồi dần lâm vào suy thoái. Trong bối cảnh đó, quan hệ sản xuất tƣ bản và giai cấp tƣ sản ra đời, đứng trƣớc yêu cầu cần phát triển tự do. Tuy nhiên, chế độ phong kiến lạc hậu lại kìm hãm sự phát triển đó, dẫn đến mâu thuẫn lớn trong xã hội. Các cuộc cách mạng lần lƣợt nổ ra ở các nƣớc Âu, Mĩ (Hà Lan, Anh, Mĩ, Pháp) nhằm lật đổ ách thống trị cũ, xóa bỏ chế độ cũ, mở đƣờng cho chủ nghĩa tƣ bản phát triển. Các cuộc cách mạng này đƣợc gọi là Cách mạng tƣ sản. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ với riêng các nƣớc tiến hành cách mạng mà còn đối với tiến trình lịch sử thế giới. Cũng từ các cuộc cách mạng này, một nƣớc Anh theo thể chế Quân chủ Lập hiến ra đời; bản Tuyên ngôn, Hiến pháp về các quyền tự do, quyền đƣợc sống, đƣợc mƣu cầu hạnh phúc con ngƣời lần đầu tiên xuất hiện ở Mĩ và có ảnh hƣởng lan rộng ra thế giới; khẩu hiệu nổi tiếng của Pháp “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” đƣợc nêu lên.

Thứ hai, Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng tƣ sản đƣa đến sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới (cách mạng 1.0) và mở ra thời kì mới cho các nƣớc tƣ bản. Với sự đòi hỏi lớn về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của hàng hóa trong bối cảnh mới sau cách mạng thì các kĩ thuật mới đã ra đời. Các máy móc, kĩ thuật sơ khai ra đời hoạt động thay cho lao động bằng chân tay đơn thuần. Động cơ hơi nƣớc xuất hiện, tạo ra bƣớc tiến lớn trong sản xuất, đem đến sự phát triển mạnh mẽ cho các nƣớc Âu – Mĩ. Đồng thời, sự phát triển ngày càng cao đã đƣa các nƣớc tƣ bản bƣớc sang một giai đoạn mới – Đế quốc chủ nghĩa với đặc điểm là thèm khát thị trƣờng và nguồn nguyên nhiên liệu buộc các nƣớc đẩy mạnh sự bành trƣớng thuộc địa.

Cuối cùng là sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân. Quan hệ sản xuất tƣ bản, một bên là giai cấp tƣ sản, một bên là những ngƣời làm thuê, làm công ăn lƣơng, họ đƣợc gọi là công nhân. Giai cấp công nhân ra đời và ngày một tăng nhanh về số lƣợng. Họ phải chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề từ phía tƣ sản nên đã nổi dậy đấu tranh. Trƣớc phong trào công nhân nổi lên ngày một nhiều, Marx và Engels đã phát triển học thuyết của mình, cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học, thành lập Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai. Sau đó, đƣợc Lenin kế thừa và phát triển, cho ra đời Quốc tế thứ ba đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và về chất củ phong trào công nhân.

2.1.2. Mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Về kiến thức, cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về một phần Lịch sử thế giới cận đại trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở cấp THCS. Thứ nhất, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tƣ sản. Thứ hai, nguyên nhân, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất. Thứ ba, sự ra đời của giai cấp công nhân và sự phát triển của phong trào công nhân. Và cuối cùng, có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm, vai trò của KHLS theo định hƣớng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp.

Về kĩ năng, giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng cần thiết nhƣ: tự học (qua việc tự tìm hiểu các kiến thức), diễn xuất (đóng vai vào các nhân vật lịch

sử), sử dụng CNTT (làm bài thuyết trình, thiết kế thẻ nhớ nhân vật,...), hợp tác (thông qua các nhiệm vụ thảo luận nhóm),....

Về thái độ, góp phần giáo dục cho học sinh về các giá trị lịch sử. Góp phần truyền cảm hứng cho học sinh khám phá lịch sử đất nƣớc, lịch sử khu vực và thế giới, giúp học sinh có khả năng và ý thức tự học lịch sử suốt đời. Phê phán sự lạc hậu, khủng hoảng của chế độ cũ (phong kiến), phản đối sự áp bức, bóc lột của tƣ sản đối với vô sản, ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân,...

Về năng ực, thông qua việc tìm hiểu kiến thức, hình thành các kĩ năng, thái độ, học sinh đƣợc rèn luyện các năng lực chung: hợp tác, tự học, sử dụng CNTT,... Đồng thời đƣợc bồi dƣỡng các năng lực chuyên biệt đối với môn Lịch sử: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tƣ duy lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử, vận dụng kĩ năng lịch sử,...

Về ph m chất, góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu nhƣ: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nƣớc. Hƣớng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nƣớc, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành phẩm chất của một công dân Việt Nam, công dân toàn cầu và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại [6-tr.6].

2.2. Yêu cầu và điều kiện sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong DHLS ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)