Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 52 - 57)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4. Các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học

2.4.1. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để rèn luyện kĩ năng tự học

học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT

Bác học T.Edison đã từng nói: “Thiên tài là 1% trí thông minh cộng với 99% là mồ hôi và nƣớc mắt”. Đa số kĩ năng mà con ngƣời có đƣợc trong

học tập và lao động là xuất phát từ quá trình đào tạo và rèn luyện thƣờng xuyên. Vì vậy, để học sinh có đƣợc các kĩ năng cần thiết thì ngƣời giáo viên phải có các bƣớc hƣớng dẫn cụ thể, cho học sinh thƣờng xuyên đƣợc luyện tập.

Theo từ điển tiếng Việt thì: Rèn luyện là “luyện tập nhiều trong thực tế

để đạt tới nh ng ph m chất hay trình độ v ng vàng, thông thạo[3]

.

Kĩ năng là “khả năng con người thực hiện một cách có hiệu quả các phương thức hành động tr n cơ sở lựa chọn và vận dụng nh ng tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được mục tiêu và phù hợp với nh ng điều kiện, hoàn cảnh cho phép” [31-tr.19].

Tự học là “quá trình người học hoạt động một cách tích cực, độc lập để chiếm ĩnh tri thức và rèn luyện các kĩ năng thực hành bằng cách huy động tất cả các năng ực, ph m chất củ cá nh n dưới sự hướng dẫn của giáo viên” [31-tr.21].

Nhƣ vậy, Rèn luyện kĩ năng tự học Lịch sử tức là luyện tập cho học

sinh thành thạo một hệ thống các thao tác độc lập trong việc chiếm lĩnh tri thức lịch sử và đạt đƣợc hiệu quả cao khi lựa chọn và vận dụng những tri thức đó một cách phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định.

Để một kĩ năng đƣợc hình thành thì cần phải trải qua nhiều bƣớc nhƣ sau: - Bƣớc 1. Giúp học sinh nắm đƣợc mục đích, cách thức, các bƣớc của kĩ năng.

- Bƣớc 2. Giáo viên minh họa, làm mẫu cho học sinh quan sát.

- Bƣớc 3. Giáo viên cho học sinh thử làm theo mẫu và luyện tập nhiều lần.

- Bƣớc 4. Giáo viên kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện kĩ năng của học sinh.

Nhƣ vậy, để rèn luyện đƣợc kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh thì cần thực hiện theo các bƣớc sau: Trƣớc tiên, giáo viên giúp học sinh hiểu về khái niệm KNTH, tầm quan trọng của KNTH. Tiếp theo, tự tìm hiểu về một vấn đề

[3]

lịch sử cho học sinh theo dõi. Sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu trong các bài học và cuối cùng đánh giá KNTH của học sinh để từ đó đƣa ra sự điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của học sinh.

Với đặc điểm của mình, mô hình lớp học đảo ngƣợc là một mô hình đem đến hiệu quả cao trong việc rèn luyện KNTH Lịch sử cho học sinh. Đây cũng chính là ƣu thế nổi bật nhất của mô hình này.

Khác với một lớp học bình thƣờng, học sinh đƣợc giáo viên cho ghi chép những kiến thức cơ bản trên lớp, do đó không có tính tự giác tìm hiểu trƣớc bài ở nhà mà chỉ chăm chăm lên lớp nghe giảng rồi lại về nhà và bỏ đấy. Nhƣ vậy, không những tinh thần tự học không có mà nó còn khiến học sinh thụ động, thờ ờ với việc tự tìm hiểu tri thức, mà những tri thức cơ bản có đƣợc đó cũng không tồn tại lâu do không phải là bản thân tự tìm hiểu.

Với mô hình lớp học đảo ngƣợc thì khác, để có đƣợc những kiến thức cơ bản của bài, buộc học sinh phải tự giác học theo sự hƣớng dẫn của giáo viên (theo dõi các Video bài giảng, tìm kiếm thêm thông tin về bài học, đọc và phân tích tƣ liệu,… để hoàn thiện kiến thức cơ bản của bài vào vở, đồng thời có những kiến thức nền tảng để trên lớp thảo luận, đánh giá vấn đề và làm các nhiệm vụ nhóm đạt hiệu quả cao hơn) vì trên lớp giáo viên sẽ không nhắc lại hay đọc cho học sinh ghi chép các kiến thức cơ bản nữa. Nếu không tự tìm hiểu trƣớc, học sinh sẽ không thể có nhƣng hiểu biết cơ bản nhất về bài, từ đó rất khó cho việc thảo luận trên lớp, đồng thời sẽ không hiểu bài và không có kiến thức cho các kì thi.

Thời gian đầu, học sinh tự học, tự tìm hiểu tri thức với tâm thế “bị ép”, nhƣng lâu ngày, đƣợc luyện tập nhiều lần nhƣ vậy học sinh sẽ không còn bị động, gò bó chỉ với những gì giáo viên yêu cầu nữa mà sẽ tích cực hơn, chủ động đi tìm hiểu các nguồn tri thức mới. Chủ động phát hiện ra kiến thức cơ bản mà không cần phải xem bài giảng qua video, chủ động tóm tắt, diễn đạt lại nội dung của bài theo lời văn, ý hiểu của mình, chủ động phát hiện ra vấn đề, chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề đó,…

Vì kĩ năng không phải có thể hình thành qua một vài tiết dạy, mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Và để đánh giá đƣợc KNTH của

học sinh, ngƣời giáo viên có thể áp dụng một số phƣơng pháp, hình thức nhƣ sau:

1. Quan sát ý thức của học sinh đối với việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao: học sinh có tích cực, có hứng thú hay không? 2. Thông qua các sản phẩm từ quá trình thảo luận, tự tìm hiểu của học sinh: mức độ sáng tạo của học sinh, lƣợng kiến thức học sinh đƣa vào ngoài sách giáo khoa và tƣ liệu giáo viên cung cấp, sự thay đổi về phƣơng pháp, hình thức trình bày sản phẩm,…

3. Thông qua các bài kiểm tra trên lớp: kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra đầu giờ, củng cố,…

Ví dụ: Với một nội dung kiến thức trong chủ đề: “Quá trình xâm lƣợc và chống xâm lƣợc của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)” là quá trình Pháp xâm lƣợc Việt Nam.

- Giáo viên sẽ tạo trên Web Edmodo, cung cấp cho học sinh 1 Video tóm tắt lại quá trình này, đăng nội dung yêu cầu (Hình 2.4.1):

Hình 2.4.1. Nhiệm vụ học tập về quá trình xâm lƣợc Việt Nam của Thực dân Pháp trên Edmodo”

- Học sinh sẽ theo hƣớng dẫn của giáo viên, tự tìm tòi, học hỏi, nghe bài giảng trên Web để hoàn thiện các kiến thức cơ bản vào vở (Hình 2.4.2):

Hình 2.4.2. Kết quả của nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức cơ bản

- Trên lớp, học sinh sẽ đƣợc thảo luận, đƣa ra ý kiến của bản thân về các vấn đề sâu hơn nhƣ: Nguyên nhân Pháp lựa chọn bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) làm điểm tấn công đầu tiên? Nguyên nhân Pháp chuyển hƣớng tấn

công vào Gia Định? Nguyên nhân Pháp đánh chiếm Bắc Kì sau khi chiếm đƣợc Nam Kì? Và nguyên nhân Pháp đánh Thuận An năm 1883?,… từ đó hiểu hơn về bài.

- Giáo viên quan sát mức độ hứng thú với giờ học và tinh thần tham gia vào thảo luận các vấn đề của bài. Đồng thời, đánh giá về những kiến thức ngoài sách giáo khoa và tƣ liệu giáo viên cung cấp mà học sinh đƣa vào trả lời các vấn đề. Từ đó, biết đƣợc tinh thần tự học của học sinh để có những điều chỉnh trong những buổi học tiếp theo sao cho phù hợp nhất.

Nhƣ vậy, học sinh không chỉ phải tự học, chủ động tìm hiểu kiến thức cơ bản mà còn phải tự mình tìm hiểu về các kiến thức bên ngoài sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)