Nhận xét về công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 96 - 98)

khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt

5.1.3.1 Ưu điểm

Quy trình kiểm toán chặt chẽ, tuân thủ các quy định của Luật kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, xác định rõ mục tiêu kiểm toán của các thủ tục kiểm toán mà KTV áp dụng để đưa ra ý kiến về khoản mục doanh thu và nợ phải thu được trình bày trên BCTC. Việc thiết lập chương trình kiểm toán mẫu của khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng làm tăng hiệu quả cho công việc, quá trình kiểm toán, giảm thiểu thời gian của cuộc kiểm toán, hạn chế các rủi ro, sai sót tồn tại trong khoản mục này.

Quá trình thu thập và kiểm tra bằng chứng được KTV thực hiện đầy đủ và nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, dành thời gian chủ yếu để kiểm tra các khoản mục phát sinh có rủi ro và trọng yếu kỹ lưỡng hơn. Bằng chứng kiểm toán đảm bảo được tính đầy đủ và thích hợp. Việc soát xét giấy tờ làm việc, bằng chứng thu thập được và hồ sơ kiểm toán được thông qua nhiều giai đoạn, kiểm tra ở những cấp độ soát xét khác nhau nhằm đảm bảo tính chính xác, thống nhất và phù hợp trong quá trình rà soát trước khi lên BCKT.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, KTV luôn tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán, thông tư và nghị định để kiểm tra tính tuân thủ áp dụng theo quy định trong việc hạch toán của khách hàng. Các thông tư mà KTV áp dụng để theo dõi trong quá trình kiểm toán như: Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp; Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp để kiểm tra sự áp dụng thống nhất trong việc hạch toán kế toán tại doanh nghiệp.

5.1.3.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty VDAC cũng có những nhược điểm như sau:

Thứ nhất, do áp lực về thời gian vào mùa kiểm toán, KTV thường dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của mình để nhận xét về hệ thống KSNB và thường bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát đối với các khách hàng cũ, thân quen và đối với những công ty có quy mô nhỏ. Chưa thiết kế thử nghiệm kiểm soát chung đối với từng khoản mục, đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng. Do đó, KTV thường không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống KSNB trước khi đi vào kiểm tra chi tiết từng phần mà lồng vào trong quá trình kiểm toán. Lúc này, KTV có thể gặp nhiều rủi ro hơn, phải tăng cường thử nghiệm cơ bản, làm cho khối lượng công việc tăng lên, gây tốn kém thời gian trong quá trình kiểm toán của KTV.

Thứ hai, thời gian làm việc tại công ty khách hàng ít nên không thể phân tích kỹ tất cả những vấn đề mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề trọng yếu, có rủi ro. Như vậy, KTV không thể đánh giá một cách chính xác vì xét trên một khoản có rủi ro ít thì không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nhưng khi cộng lại tất cả các rủi ro của khoản mục thì lại ảnh hưởng nhiểu đến BCTC làm cho BCTC có nhiều rủi ro, thiếu tính trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát còn gặp nhiều hạn chế, chưa xác định mức trọng yếu chi tiết cho từng khoản mục. Vì số lượng KTV có chứng chỉ hành nghề tại đơn vị còn nhiều hạn chế nên việc đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu vẫn thường do trưởng nhóm thực hiện và lưu ý với thành viên trong nhóm trong quá trình kiểm toán chứ chưa có mức cơ sở đánh giá rủi ro và quy định về việc xác lập mức trọng yếu cụ thể.

Thứ ba, việc thu thập chứng từ đối với những công ty có lượng chứng từ lớn vẫn còn hạn chế. KTV không thể xem bao quát tổng thể được tất cả các chứng từ mà chỉ có thể chọn mẫu sau đó yêu cầu khách hàng phô tô. Điều này khiến cho KTV không thể kiểm soát bao quát lượng chứng từ, vì khi tất cả chứng từ được cung cấp, trong quá trình tìm kiếm, KTV có thể phát hiện được nếu như có chứng từ nào bị sai sót, thiếu thông tin hoặc không được đánh số thứ tự liên tục.

Thứ tư, việc chọn mẫu chủ yếu dựa vào số phát sinh, số dư lớn và kiểm kỹ những khoản mục đó, còn các khoản mục có số dư không ảnh hưởng KTV sẽ bỏ qua chứ không thực hiện kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ. Phương pháp này tuy tiết kiệm thời gian của KTV nhưng lại chứa đựng rủi ro cao vì chưa hẳn gian lận và sai sót xảy ra ở các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. Các nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ tuy khó phát hiện nhưng sai sót lại mang tính hệ thống. Thứ năm, việc thực hiện thủ tục phân tích còn áp dụng đơn giản, mang tính tổng quát. Thông thường KTV chỉ so sánh số liệu giữa các năm sau đó đánh giá sự biến động dựa trên kinh nghiệm mà chưa đi sâu, chi tiết vào phân tích các chỉ số cụ thể để thấy được các mối quan hệ của các chỉ tiêu trên BCTC. Chưa áp dụng phân tích tài chính trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích nên chỉ thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của bản thân.

Thứ sáu, thư xác nhận khách hàng còn thiếu độ tin cậy và tính khách quan. Thực tế, KTV gửi mẫu thư xác nhận của công ty mình cho phía khách hàng được kiểm toán, sau đó khách hàng sẽ gửi mẫu thư xác nhận này cho khách hàng nợ của họ và cung cấp cho KTV chứ KTV không gửi trực tiếp cho khách hàng nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)