0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT​ (Trang 61 -63 )

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán gồm hai bước: chuẩn bị hoàn thành kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.

❖ Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán

Sau khi hoàn thành kiểm toán từng phần riêng lẻ, KTV chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán về BCTC. Nhưng trước đó, KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát.

Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: Thông thường nợ tiềm tàng xuất phát từ những nguyên nhân như các vụ kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hoặc về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm; những tranh chấp về thuế đối với cơ quan thuế; các bảo lãnh về công nợ của người khác. VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản, và nợ tiềm tàng” yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày trên Bản thuyết minh BCTC một cách tóm tắt nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc BCTC. Đánh giá tầm quan trọng của các khoản nợ tiềm tàng. Nếu khả năng xảy ra là cao và có thể ước tính số tiền thì yêu cầu đơn vị lập dự phòng phải trả. Nếu khả năng xảy ra là hiếm hoặc không trọng yếu, thì việc công bố trên BCTC là không cần thiết.

Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: Đoạn VSA 560 “Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính định nghĩa: “…những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập

BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán…”. Theo VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ: sự kiện cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính và sự kiện không cần phải điều chỉnh nhưng có thể cần phải công bố trên thuyết minh BCTC. Các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: kiểm tra số dư thông thường và thủ tục chuyên dụng”.

Đánh giá kết quả: Áp dụng các thủ tục phân tích; đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng; đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh; rà soát lại hồ sơ kiểm toán; thư giải trình của Giám đốc; kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC; xem xét các thông tin khác trong báo cáo thường niên.

Đánh giá tổng hợp sai sót: Xác định tổng sai sót chưa điều chỉnh; so sánh với mức trọng yếu của toàn bộ BCTC; lựa chọn cách giải quyết thích hợp cho mỗi tình huống.

❖ Phát hành báo cáo kiểm toán

Đoạn 6 VSA 700: “Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và công bố nhằm nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị được kiểm toán”.

Vai trò:

- Đối với kiểm toán viên: trình bày ý kiến của KTV về những thông tin được kiểm toán.

- Đối với người sử dụng: căn cứ đánh giá thông tin, đưa ra quyết định.

- Đối với đơn vị được kiểm toán: căn cứ đánh giá hoạt động, kiểm soát nội bộ, công tác kế toán tài chính.

Các loại báo cáo kiểm toán:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: khi sự không nhất trí với Giám đốc dẫn đến các sai lệch trọng yếu trên BCTC và sai lệch chưa ảnh hưởng đến tổng thể đến BCTC hoặc khi

KTV bị giới hạn phạm vi kiểm toán về một vấn đề trọng yếu nhưng chưa đến mức làm ảnh hưởng đến tổng thể BCTC.

- Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược): khi không nhất trí với Giám đốc mà vấn đề này đã ảnh hưởng đến tổng thể BCTC, khiến cho BCTC không còn trung thực và hợp lý nữa.

- Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): giới hạn về phạm vi kiểm toán đã ảnh hưởng đến tổng thể, khiến cho kiểm toán viên không đủ bằng chứng đưa ra ý kiến về BCTC như là một tổng thể.

4.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt

Doanh thu bán hàng là một khoản mục trọng yếu trên BCTC vì đó là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình kinh doanh và khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng thì chúng ta sẽ kiểm toán nợ phải thu khách hàng. Nguyên nhân là do nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng hoặc che giấu doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT​ (Trang 61 -63 )

×