0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thử nghiệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT​ (Trang 41 -44 )

a. Thủ tục phân tích

Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng, KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau đây:

- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc.. và xem xét các trường hợp tăng giảm bất thường.

- Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng

b. Thử nghiệm chi tiết

Khi thực hiện kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng, KTV thường tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ kiểm toán. Kỹ thuật chọn mẫu do KTV tự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên thường chú ý đến các nghiệp vụ bán hàng không có hợp đồng thương mại, nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mới, có số tiền lớn, nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ hạch toán..

Dưới đây là mục tiêu kiểm toán cụ thể và các thủ tục kiểm toán chủ yếu:

- Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán hàng đã được ghi chép

Mục tiêu thử nghiệm là để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng. KTV có thể đạt được điều này bằng các thủ tục sau:

• Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan, như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng,...Còn đối với doanh thu các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của mình về hệ thống KSNB để lựa chọn thủ tục phù hợp.

• Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đối với các khoản đã được thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra.

Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

- Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các khoản doanh thu bán hàng

Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không được ghi trên sổ kế toán. Do đó, KTV sẽ xuất phát từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép doanh thu trên nhật ký bán hàng. Còn việc lựa chọn chứng từ gốc nào thì cần dựa

vào đặc điểm KSNB của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng; thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp vụ bán hàng.

- Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng

VAS quy định “ Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được”. Đối với những hoạt động bán hàng bình thường, doanh thu được ghi nhận theo số tiền trên hóa đơn. Riêng trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu cần được xác định dựa trên những cơ sở kahsc theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán.

Đối với các hoạt động bán hàng thông thường, mục đích của thử nghiệm này là đảm bảo các nghiệp vụ được tính giá đúng. Thông thường, KTV cần kiểm tra những nội dung sau đây của hóa đơn:

• So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng.. để xác định chủng loại và số lượng hàng hóa tiêu thụ.

• Đối chiếu bảng giá, các bảng duyệt giá, hợp đồng.. để xác định đơn giá của hàng hóa tiêu thụ.

• Kiểm tra việc tính toán trên hóa đơn.

• Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi số tiền Việt Nam.

- Kiểm tra việc phân loại doanh thu

Thử nghiệm này nhằm tránh trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép, hay trình bày sai về doanh thu. Cụ thể, KTV sẽ xem xét về sự phân biệt giữa:

• Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.

• Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động tài chính.

• Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt..), có thuế suất khác nhau hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu

- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng

Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ sẽ dẫn đến những sai lệch trong doanh thu và lãi lỗ. Vì thế cần thử nghiệm để phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau và ngược lại

KTV sẽ lựa chọn các nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với hóa đơn, nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết.


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT​ (Trang 41 -44 )

×