Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 37 - 39)

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại các bộ phận riêng lẻ, KTV chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán (BCKT), KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính tổng quát. Đây chính là công việc chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, bao gồm việc xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét về giả thuyết liên tục, và đánh giá tổng quát về kết quả.

- Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến

KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán để tìm kiếm các công nợ ngoài dự kiến trọng yếu của đơn vị, và thường có các loại công nợ dự kiến như sau:

• Các vụ kiện chưa xét xử hoặc đang đe dọa về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp..

• Các sự tranh chấp về thuế với cơ quan thuế vụ.

• Các bảo lãnh về công nợ của người khác…

Một số thủ tục có thể dùng để tìm kiếm các khoản công nợ ngoài dự kiến của đơn vị, đó là:

• Trao đổi với người quản lý đơn vị về khả năng có các khoản công nợ ngoài dự kiến chưa được khai báo.

• KTV sẽ yêu cầu người quản lý đơn vị cung cấp thư giải trình xác định đã khai báo đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến mà đơn vị đã biết.

• Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị để biết được các hợp đồng, vụ kiện quan trọng..

Sau cùng, KTV cần xác định tầm quan trọng của các khoản nợ ngoài dự kiến và nội dung cần khai báo trên BCTC.

- Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Phần lớn công việc quan trọng của cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thưc niên độ. Riêng từ ngày kết thúc niên độ cho đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra cacsuwj kiện có ảnh hưởng đến việc đánh giá hoặc khai báo trên BCTC. Do đó, KTV còn có trách nhiệm xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ .

Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần được quan tâm bởi người quản lý đơn vị và KTV là: các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và phải điều chỉnh lại

BCTC; và các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải khai báo trên BCTC.

- Xem xét về giả thuyết hoạt động liên tục

IAS có trình bày về ba giả thuyết kế toán cơ bản được dùng làm nền tảng cho việc lập các BCTC đó là hoạt động liên tục, nhất quán và dồn tích - chúng được công nhận và sử dụng trên cơ sở giả định. Nếu khi các giả thuyết trên không được tôn trọng, thì phải công bố và giải thích rõ ràng.

Khi thấy rằng, khả năng giả thuyết hoạt động liên tục bị vi phạm, nhưng lại có yếu tố để giảm nhẹ, thí dụ như doanh nghiệp đã mất thị trường chính, nhưng họ vẫn có thể mở rộng ở các thị trường khác. Tùy theo mức độ, KTV sẽ có giải trình cần thiết.

Khi thấy rằng, khả năng giả thuyết hoạt động liên tục bị vi phạm, KTV sẽ xem xét doanh nghiệp có công bố trong BCTC hay không? Nếu doanh nghiệp không công bố, KTV có thể lập báo cáo chấp nhận loại trừ, hay loại không chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 37 - 39)