Thủ tục đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 63 - 64)

Doanh thu và nợ phải thu có liên hệ với nhau và liên hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng. Nếu đơn vị không xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu đối với chu trình bán hàng thì việc xuất hiện sai phạm và rủi ro trên khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và nợ phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Do đó để tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát của nợ phải thu khách hàng và doanh thu, KTV cần phải khảo sát về hệ thống KSNB đối với toàn bộ chu trình bán hàng.

Một hệ thống KSNB hữu hiệu về chu trình bán hàng thì đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa các chức năng, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, bộ phận cũng như sự phê duyệt và ủy quyền của cấp có thẩm quyền. Khi mức độ phân chia trách nhiệm càng cao thì các sai phạm càng dễ bị phát hiện thông qua các đối chiếu số liệu giữa các phần hành, bộ

phận khác nhau. Do đó hạn chế được khả năng gian lận và sai sót. Chu trình bán hàng thường được chia thành các chức năng cụ thể như sau: xử lý yêu cầu mua hàng của khách hàng; xét duyệt bán chịu; xuất kho hàng hóa; chuyển hàng cho người mua; lập và kiểm tra hóa đơn; theo dõi thanh toán; xét duyệt các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại; lập dự phòng phải thu khó đòi.

(Bảng câu hỏi KTV sử dụng để tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng – Xem phụ lục số 01).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 63 - 64)