0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Kiến nghị hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT​ (Trang 99 -104 )

và nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt

Những kiến nghị về nhược điểm trong công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng của VDAC như sau:

Thứ nhất, luôn đảm bảo việc thực hiện đánh giá hệ thống KSNB và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được liên tục ở các năm, không được chủ quan dù là khách hàng của nhiều năm hay doanh nghiệp có quy mô nhỏ để đảm bảo hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Khuyến khích

thiết kế thử nghiệm kiểm soát chung đối với từng khoản mục đảm bảo đầy đủ các mục tiêu, nội dung và thủ tục kiểm soát.

Thứ hai, đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định mức trọng yếu phải được liên tục trong suốt quá trình kiểm toán vì ước lượng ban đầu không thể chính xác trong suốt quá trình thực hiện công việc mà sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích và kiểm tra chi tiết. Công ty nên có quy định cụ thể về đánh giá mức trọng yếu và đưa ra cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát, lập ra các phương pháp xác định rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu để các KTV có thể dựa vào đó thống nhất làm việc với nhau. Tập huấn cho các nhân viên trong công ty về việc đánh giá rủi ro và xác lập mức trọng yếu để có thể nhận ra các sai sót trong quá trình kiểm toán vì người trực tiếp kiểm toán là các thành viên trong nhóm chứ không phải nhóm trưởng, sự đánh giá ban đầu của nhóm trưởng không thể áp dụng xuyên suốt cho cuộc kiểm toán.

Thứ ba, khai thác thời gian tối đa để phân tích kỹ số liệu các nghiệp vụ phát sinh, các nghiệp vụ có số dư lớn cũng như các nghiệp vụ có số dư nhỏ. Kiểm tra 100% chi tiết đối với các khoản mục nghi ngờ có sai sót trọng yếu và phát sinh ít để có được mẫu mang tính đại diện cao cho tổng thể các nghiệp vụ xảy ra.

Thứ tư, thu thập nhiều bằng chứng và chọn ngẫu nhiên các hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán, đơn đặt hàng, phiếu xuất kho xem việc đánh số thứ tự có được liên tục không nếu như việc thu thập bằng chứng có hạn chế với những công ty có lượng chứng từ lớn thì KTV nên vừa kiếm chứng từ theo mẫu đã chọn vừa xem xét, rà soát các chứng từ xem các chứng từ có đảm bảo tính hợp lý hay không. Có chữ ký xét duyệt đầy đủ, thông tin được khai báo đầy đủ và chính xác, đối chiếu giữa các chứng từ có liên quan với nhau, cách sắp xếp chứng từ có theo ngày tháng để từ đó có thêm thông tin để đánh giá hệ thống KSNB cho doanh nghiệp.

Thứ năm, sử dụng phương pháp phân tích tài chính trong quá trình kiểm toán vì phân tích tài chính giúp cho KTV đánh giá một cách rõ ràng, cụ thể, chính xác và khách quan về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình và khả năng thanh toán của khách hàng nợ. Ví dụ như tăng cường sử dụng các tỷ số để phân tích như tỷ số nợ trên vốn, nợ trên

tài sản, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giữa các kỳ nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng thủ tục phân tích.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên tài sản = Tổng nợ

Tổng tài sản

Khả năng thanh toán ngắn hạn

=

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn−Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) Doanh thu

Thứ sáu, việc gửi thư xác nhận KTV nên gửi trực tiếp cho khách hàng nợ và trực tiếp nhận thư xác nhận từ khách hàng nợ mà không nhờ sự can thiệp của khách hàng được kiểm toán để đảm bảo tính độc lập, khách quan của bằng chứng kiểm toán. KTV cũng nên thỏa thuận với khách hàng thời gian phản hồi thư xác nhận như sau 1 tuần khách hàng phải hồi âm lại cho KTV. Nếu không nhận được hồi âm, KTV tiến hành gửi thư xác nhận lần 2 và thời gian hồi âm là sau 5 ngày. Nếu không nhận được hồi âm lần 2, KTV tiến hành các thủ tục thay thế, liên hệ trực tiếp với khách hàng để thu thập bằng chứng bên ngoài. Hơn nữa, việc gửi thư xác nhận trực tiếp không qua trung gian là khách hàng được kiểm toán, KTV có thể kiểm soát được sự hồi âm của khách hàng nợ, kiểm soát được tính chính xác và khách quan của số dư nợ từ khách hàng và chủ động hơn trong việc lựa chọn các thủ tục thay thế khác khi không nhận được sự hồi âm.

Kết luận chương 5: Qua việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt”. Bản thân em đã có được những kiến thức thực tế về hoạt động kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu nói riêng, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục doanh thu và nợ phải thu. Trong chương này em cũng đưa ra những ưu

và nhược điểm, những kiến nghị của bản thân về chương trình kiểm toán của công ty để hoàn thiện chương trình kiểm toán hơn, với mong muốn công ty sẽ ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.

KẾT LUẬN

Có thể nói, khoản mục doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng là một khoản mục rất quan trọng trong quá trình kiểm toán, là một khoản mục trọng yếu trên BCTC, dễ gian lận, thổi phồng doanh thu và trốn chi phí. Do đó, khi thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán doanh thu, nợ phải thu nói riêng, các KTV phải thận trọng để đảm bảo rằng các thông tin trên BCTC là trung thực và hợp lý, tạo niềm tin cho người sử dụng BCTC.

Hơn nữa, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhu cầu kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhu cầu đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành kiểm toán của nước Việt Nam. Để có được cơ hội phát triển cũng như vị trí đứng vững trên thị trường, VDAC đã không ngừng hoàn thiện chương trình kiểm toán, quy trình kiểm toán các khoản mục nói chung và khoản mục doanh thu, nợ phải thu nói riêng, luôn cải thiện trình độ chuyên môn để mang lại chất lượng kiểm toán và sự hài lòng, độ tin cậy tốt nhất đến khách hàng.

Qua thời gian thực tập tại VDAC, em đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty cũng như các anh chị trong công ty. Có cơ hội được tiếp xúc với thực tiễn, tham gia vào các cuộc kiểm toán, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán. Những chuyến đi thực tế đã giúp em có một cách nhìn tổng quát về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, nợ phải thu nói riêng do VDAC thực hiện.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty VDAC, đặc biệt là thầy TS. Trần Văn Tùng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này trong quá trình thực tập vừa qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu nội bộ do VDAC cung cấp năm 2010.

2. Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014.

3. Thông tư số 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp, Bộ tài chính ban hành ngày 07/12/2009.

4. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Khoa Kế toán – Kiểm toám, “Giáo trình kiểm toán tài chính” (Tái bản lần thứ 4, có sửa đổi bổ sung), Nhà xuất bản kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT​ (Trang 99 -104 )

×