Bảng 2.1.1: Tình hình hoạt động Ngân hàng Shinhan giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Tổng tài sản 838.808.578 103.430.671 131.547.201
2 Lợi nhuận sau thuế 1.685.596 2.261.120 2.443.440
3 Tiền gửi của khách hàng 67.107.117 80.827.419 104.848.835
4 Dư nợ cho vay 44.767.963 55.002.177 60.930.532
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Với chiến lược tăng trưởng bền vững, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế qua các năm đều đạt mục tiêu đề ra và đạt mức tăng trưởng dương. Trong năm 2020 do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài nên tỷ lệ tăng trưởng chỉ ở mức 8,04% (giảm mạnh so với mức 34,14% của giai đoạn năm 2018 – 2019). Nguyên ngân chính cho sự sụt giảm đó là do mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm mạnh từ mức tăng 22.86% giai đoạn 2018 – 2019, xuống còn 10,77% giai đoạn năm 2019 – 2020.
Bên cạnh đó còn là do áp lực về chi phí lãi tiền gửi khi mà tiền gửi của khách hàng tăng mạnh trong năm 2020 bất chấp đại dịch, nhằm tìm nguồn trú ẩn cho tài sản khi tâm lý khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế, do đó đạt được mức tăng 29,71% của giai đoạn 2019 – 2020 (cao hơn mức tăng 20,44% của giai đoạn 2018 – 2019). Do đó, trong giai đoạn năm 2020 Ngân hàng Shinhan đã tiến hành điều chỉnh lãi suất tiền gửi nhằm hạn chế ảnh hưởng của chi phí tiền gửi.
Biểu đồ 2.1.1: Tổng tài sản và lợi nhuận Ngân hàng Shinhan giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: triệu VNĐ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Biểu đồ 2.1.2: Tiền gửi của khách hàng và dư nợ cho vay Ngân hàng Shinhan giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị: triệu VNĐ - 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 - 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000 2018 2019 2020 Lợ i n hu ận sa u th uế Tổ ng tà i s ản
Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế
0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Bảng 2.1.2: Sơ lược tình hình thu nhập Ngân hàng Shinhan giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Thu nhập lãi thuần 3.412.561 4.331.932 4.468.889
2 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 302.587 296.517 300.487
3 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối 362.219 464.514 490.011
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Nguồn thu của Ngân hàng đến từ 3 mục chính bao gồm lãi thuần từ cho vay, lãi từ DV, lãi từ hoạt động ngoại hối. Trong đó thu nhập lãi thuần từ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phần nguồn thu đến từ DV ngân hàng điện tử nằm ở mục lãi thuần từ hoạt động DV. Trong các năm gần đây Ngân hàng mặc dù vẫn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu thu nhập nhằm tăng cường tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên do một số hạn chế về quy mô DV, quá trình nghiên cứu và phát hành sản phẩm phi tín dụng còn chậm nên tỷ trọng thu nhập từ mảng hoạt động DV chưa có sự đột phá. Bên cạnh đó, cùng với chiến lược trong giai đoạn hiện nay đang hướng tới nhanh chóng gia tăng số lượng khách hàng sử dụng DV ngân hàng điện tử, do đó hầu hết các DV ngân hàng điện tử đều có mức phí thấp hoặc bằng không nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh về giá.
Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng Shinhan chưa tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận thu từ các DV NHĐT nói chung, do đó trong cơ cấu thu nhập chưa phân rõ giữa thu nhập từ các DV nói chung và DV NHĐT nói riêng. Tổng thu từ hoạt động DV chỉ chiếm 6,7% tổng thu nhập (năm 2020), điều này dẫn tới đóng góp của riêng
DV ngân hàng điện tử còn thấp hơn nhiều. Biểu đồ 2.1.3: Tiền gửi của khách hàng và dư nợ cho vay Ngân hàng Shinhan giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: triệu VNĐ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Bảng 2.1.3: Sơ lược các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng Shinhan giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Triệu VNĐ
STT Tỷ lệ đảm bảo an toàn Quy định NHNN 2018 2019 2020 1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ≥ 9%
18,16% 18,05% 17,44%
2
Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn & dài hạn ≤ 30% 21,14% 24,92% 22,09% 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 5.000.000 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 2018 2019 2020
STT Tỷ lệ đảm bảo an toàn Quy định NHNN 2018 2019 2020
3 Tỉ lệ dự trữ thanh khoản ≥ 10%
28,58% 15,25% 19,70%
4 Dư nợ cho vay/Nguồn vốn
huy động ≤ 80% 64,92% 61,62% 58,46%
5 Giới hạn cho vay trên 1 khách hàng
Không vượt quá 15% so với Vốn tự
có 14,55% 10,05% 8,57%
6 Giới hạn cho vay trên 1 nhóm khách hàng
Không vượt quá 25% so với Vốn tự
có 18,82% 12,38% 14,17%
7 Tăng trưởng tín dụng 2018 ≤ 15% 2019 ≤
21% 2020 ≤ 18% 13,71% 20,62% 17,66%
8 Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán
Không vượt quá 5% so với Vốn điều lệ
2,52% 4,93% 4,97%
9
Tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính Phủ và trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh so với bình quân tổng nợ phải trả của tháng liền kề
≤ 30%
15,51% 11,24% 8,18%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo tuân thủ theo các quy định của các cơ quan ban ngành tại Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là các
quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn khi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra. Các tỷ lệ của Ngân hàng luôn duy trì ở múc thấp hơn các chỉ số của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển bền vững.