Dự báo tiềm năng phát triển DV đến 2025

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Trang 68 - 71)

Với chiến lược chuyển đổi và phát triển như trên, cùng với các giả định về tốc độ phát triển và tăng trưởng của số lượng khách hàng tiềm năng cũng như tăng trưởng về số lượng các phân khúc khách hàng, mảng DV Ngân hàng điện tử của Ngân hàng Shinhan sẽ đạt được các kết quả như sau:

- Tăng trưởng về số lượng khách hàng sử dụng DV ngân hàng điện tử: Ngân hàng

dự kiến trong giai đoạn 5 năm, số lượng khách hàng cá nhân sẽ tăng đều mỗi năm là 20% và tỷ lệ chuyển đổi số của năm sau sẽ tương bằng khoảng tăng 40% của tỷ lệ năm trước. Từ đó Ngân hàng Shinhan dự tính đến giữa giai đoạn 5 năm là năm 2023, Ngân hàng sẽ thành công chuyển đổi gần phân nửa khách hàng cá nhân của Ngân hàng sẽ tiếp cận đến ít nhất một sản phẩm DV ngân hàng điện tử

của Ngân hàng và con số này sẽ tương ứng là 88% vào cuối giai đoạn. Đây là một mục tiêu khá lớn nhưng hoàn toàn khả thi.

Bảng 3.1.1: Tăng trưởng về số lượng khách hàng

Đơn vị: 1.000 2021 2022 2023 2024 2025 Số lượng khách hàng cá nhân 2.232 2.678 3.214 3.857 4.628 Số lượng khách hàng sử dụng DV ngân hàng điện tử 513 862 1.449 2.434 4.089 Tỷ lệ chuyển đổi số 23% 32% 45% 63% 88%

(Nguồn: Theo báo cáo định hướng tăng trưởng nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Biểu đồ 3.1.1: Tăng trưởng về số lượng khách hàng

(Nguồn: Theo báo cáo định hướng tăng trưởng nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

- Lợi nhuận dự kiến thu được từ mảng DV ngân hàng điện tử: Lợi nhuận dự kiến thu được được tính dự trên tốc độ tỷ lệ chuyển đổi số của khách hàng cá nhân, tuy nhiên tốc độ có chậm hơn tỷ lệ chuyển đổi do giai đoạn đầu các chi phí về nghiên cứu và kích thích khách hàng sử dụng DV ngân hàng điện tử là khá cao. Các giai đoạn 2021 đến 2024 tỷ trọng lãi từ hoạt động ngân hàng điện tử chỉ tăng từ 4%, 5% và 8% tương ứng cách mổi năm, nhưng đến cuối giai đoạn khi mà tỷ trọng khách hàng sử dụng DV đã đạt mức cao và các DV cũng đạt được sự ổn định trong hoạt động thì tỷ trọng thu nhập tăng lên mức chênh lệc 10% so với năm trước. Nhìn chung mức tăng trưởng dự kiến là hợp lý vì phần lớn lợi nhuận của ngân hàng vẫn đến từ các kênh giao dịch truyền thống và từ việc phục vụ các giao dịch lớn của doanh nghiệp, trong khi việc thuyết phục doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng DV ngân hàng điện tử thường sẽ khó khăn hơn so với phân khúc khách hàng cá nhân. Do đó trong giai đoạn trên, Ngân hàng không quá chủ tâm đến việc tăng cường tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như khả năng thu được lợi nhuận từ các DV ngân hàng điện tử dành cho doanh nghiệp.

Bảng 3.1.2: Tăng trưởng về thu nhập thuần

Đơn vị: Triệu VNĐ

2021 2022 2023 2024 2025

Thu nhập lãi

thuần 5.588.398 6.935.559 9.333.790 13.005.944 19.113.623

Lãi thuần từ hoạt động DV ngân hàng điện tử

526.068 914.037 1.722.139 3.359.542 6.912.089

Tỷ trọng 9% 13% 18% 26% 36%

(Nguồn: Theo báo cáo định hướng tăng trưởng nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Biểu 3.1.2: Tăng trưởng về thu nhập thuần

(Nguồn: Theo báo cáo định hướng tăng trưởng nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)