Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Trang 79 - 80)

Với các thành công nhất định trong thương vụ M&A với mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Shinhan đã có những kinh nghiệm nhất định trong công tác đàm phán và thực hiện. Thông qua các thương vụ mua bán và sát nhập với các tổ chức khác có sẵn nguồn năng lực và tài nguyên nhất định, Ngân hàng sẽ đạt được các lợi ích như: Thu về nguồn lợi lớn từ nhóm khách hàng hiện hữu, chiếm hữu tài sản vật chất và “trí tuệ” (trong đó có thể bao gồm các bằng sáng chế, công nghệ có lợi cho quá trình phát triển DV NHĐT), giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, đa dạng hoá danh mục sản phẩm, nâng cao giá trị hình ảnh thương hiệu…

Các thương vụ mua bán và sát nhập đang ngày càng nở rộ khi mà một số doanh nghiệp đã và đang muốn cơ cấu lại mô hình tổ chức, kinh doanh của mình. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng khi tìm kiếm và đàm phán các thương vụ tiềm năm. Đối tượng tiềm năng Ngân hàng Shinhan có thể nhắm tới không chỉ là các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác mà có thể nhắm tới các doanh nghiệp chuyên về công nghệ thông tin, ví điện tử như Zalo (với Zalo Pay), Nexttech Group (với ví điện tử ngân lượng), Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (với cổng thanh toán VTC Pay), Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim (với ví điện tử Bảo Kim)… thông qua các thương vụ này và kế thừa lại các nguồn lực của các doanh nghiệp, Ngân hàng

Shinhan sẽ dễ dàng thực hiện các chiến lược phát triển và mở rộng mảng kinh doanh nói chung và DV NHĐT nói riêng.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)