Khái niệm dịch vụ Ví điện tử

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trƣờng Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)

Những năm gần đây, ví điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến với ngƣời dân Việt Nam và đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn sử dụng, điều đó đã thu hút nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán tham gia vào thị trƣờng tiềm năng này. Dịch vụ trung gian thanh toán đƣợc định nghĩa là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán (Luật NHNN, 2016). Hiện nay có 06 loại hình dịch vụ trung gian thanh toán đƣợc NHNN cấp phép, trong đó có dịch vụ ví điện tử.

Trƣớc đó, theo NHNN (2016) định nghĩa dịch vụ VĐT là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lƣu giữ một giá trị tiền tệ đƣợc đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tƣơng đƣơng với số tiền đƣợc chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ VĐT theo tỷ lệ 1:1.

Tuy nhiên, gần đây khái niệm về VĐT đã đƣợc định nghĩa lại là tiền điện tử do tổ chức cung ứng trung gian thanh toán phát hành và định danh khách hàng thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại NH (NHNN, 2019)

Theo Sahut (2008), ví điện tử là một công cụ thanh toán bằng tiền điện tử. Nó là một thẻ thông minh với bộ vi xử lý mà bộ nhớ đƣợc ghi có khả năng mua

hàng đƣợc lƣu trữ trong tài khoản thả nổi gửi tại một công ty chuyên ngành (NH hoặc đơn vị phát hành tiền điện tử). Tài khoản thả nổi này đƣợc ghi nợ tại mỗi lần mua mà không có sự tham gia của nhà phát hành. Các ví điện tử cung cấp nhiều lợi thế: giao dịch đƣợc bảo mật, dễ sử dụng, thích hợp thanh toán vi mô và có phạm vi sử dụng rộng rãi. Nó có thể đƣợc sử dụng cho điểm thanh toán bán hàng và thanh toán qua Internet.

Theo Amoroso và Magnier – Watanabe (2012) định nghĩa ví điện tử là một thẻ trả trƣớc đa năng có thể nạp lại, đƣợc sử dụng cho bán lẻ hoặc các khoản thanh toán khác thay vì sử dụng tiền mặt. Khác với thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, giao dịch sử dụng VĐT đƣợc thực hiện ngoại tuyến mà không có sự tham gia trực tiếp của các trung gian tài chính và gánh nặng của chi phí cố định cao của các tổ chức này.

Theo Upadhayaya (2012), VĐT là ví kỹ thuật số đƣợc tích hợp trong các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc đƣợc dùng để thanh toán thông qua các trang web trực tuyến, cho phép ngƣời sử dụng thực hiện các giao dịch thƣơng mại điện tử.

Shaw (2014), VĐT là một hình thức thanh toán cho phép ngƣời dùng thực hiện thanh toán điện tử thông qua việc sử dụng thiết bị di động, thay ví vật lý để giao dịch thanh toán có thể đƣợc hoàn thành tại vị trí của ngƣời bán. Nó không chỉ lƣu trữ dữ liệu thanh toán mà thẻ khách hàng thân thiết và phiếu giảm giá cũng có thể đƣợc kết hợp, cho phép ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi.

Nhìn chung, VĐT đƣợc hiểu là một tài khoản điện tử có công dụng nhƣ một chiếc ví giúp ngƣời sử dụng đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng đƣợc tích hợp trong các ứng dụng điện thoại, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến. Các nhà cung cấp dịch vụ VĐT sẽ liên kết với các ngân hàng thƣơng mại để quản lý tiền của ngƣời sử dụng, đồng thời NH cũng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này do đơn vị cung cấp ví điện tử quản lý.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trƣờng Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w