Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng:
- Nhân tố Dễ sử dụng: nhân tố có ảnh hƣởng tích cực đến ý định sử dụng VĐT của sinh viên. Điều này giống với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Amin (2009), Amoroso và Magnier – Watanabe (2012) và Sahut (2008). Vì vậy, một VĐT đƣợc nhận định là dễ sử dụng sẽ khiến khách hàng có ý định sử dụng nó cao hơn. Thực tế, sinh viên là ngƣời có cơ hội tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại, đồng thời đa số sinh viên đều phải sống tự lập nên một chiếc VĐT dễ sử dụng giúp họ thanh toán dễ dàng, thuận tiện hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều ngƣời sử dụng hơn.
- Nhân tố Tính hữu dụng: kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng đồng với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra sự tác động thuận chiều của nhân tố Tính hữu dụng lên ý định sử dụng VĐT nhƣ Amin (2009), Shaw (2014), Rathore (2016) và Sahut (2008). Điều này cho thấy VĐT đƣợc nhận định là hữu dụng sẽ khiến khách hàng có ý định sử dụng nó cao hơn. Thực tế, sinh viên là ngƣời có nhu cầu sử dụng nhiều tiện ích nhƣ thanh toán, mua vé xem phim,…nên một chiếc VĐT đƣợc tích hợp nhiều tiện ích giúp họ giải quyết công việc hiệu quả hơn sẽ đƣợc cho là hữu dụng và sẽ đƣợc chấp nhận sử dụng nhiều hơn.
- Nhân tố Bảo mật: kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng đồng với một số nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra sự tác động thuận chiều của nhân tố Bảo mật lên ý định sử dụng VĐT nhƣ Shaw (2014), Sahut (2008), Padiya và Bantwa (2018). Thực tế, bảo mật thông tin là rất quan trọng đối với VĐT, bởi hiện nay có rất nhiều tội phạm công nghệ cao hoạt động, dẫn đến khách hàng bị lộ thông tin cá nhân hay
mất tiền trong tài khoản. Đối với sinh viên, tầng lớp trẻ của xã hội, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân an toàn là điều mà họ quan tâm nhất, chính vì vậy, VĐT có bảo mật càng cao càng thu hút họ sử dụng.
- Nhân tố Sự tin tưởng: kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng đồng với một số nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra sự tác động thuận chiều của nhân tố Sự tin tƣởng lên ý định sử dụng VĐT nhƣ Tamil Selvi và Balaji (2019), Hồ Diễm Thuần (2012), Nguyễn Minh Hải (2014). Điều này cho thấy VĐT đƣợc nhận đƣợc nhiều sự tin tƣởng từ khách hàng cũ sẽ khiến cho khiến khách hàng mới có ý định sử dụng nó cao hơn. Thực tế, một chiếc VĐT nhận đƣợc nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng cũ kết hợp với yếu tố bảo mật cao, tƣ vấn giải đáp các thắc mắc của khách hàng, hoặc giải quyết sự cố nhanh chóng sẽ tạo đƣợc sự tin tƣởng đối với khách hàng mới.
- Nhân tố ảnh hưởng xã hội: kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng đồng với một số nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra sự tác động thuận chiều của nhân tố Ảnh hƣởng xã hội lên ý định sử dụng VĐT nhƣ Foon & Fah (2011), Trần Thị Diễm Phƣơng (2015). Thực tế hiện nay, số lƣợng ngƣời sử dụng, số lƣợng điểm chấp nhận thanh toán rộng khắp tại tất cả chuỗi cửa hàng lớn, siêu thị cùng nhiều tiện ích dịch vụ khác đều chấp nhận thanh toán quá VĐT. Điểu đó đã góp phần tác động đến ý định sử dụng VĐT của sinh viên – những ngƣời có nhu cầu sử thanh toán cao, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát thì nhu cầu giao dịch không tiếp xúc ngày càng tăng.
- Nhân tố Thái độ: kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng đồng với một số nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra sự tác động thuận chiều của nhân tố Thái độ lên ý định sử dụng VĐT nhƣ Nguyễn Minh Hải (2014), Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2015). Khi sinh viên có thái độ tích cực đối với VĐT, kết hợp với các nhân tố phía trên thì ý định sử dụng VĐT cũng cao hơn. Ngƣợc lại, sinh viên có thái độ tiêu cực với VĐT thì ý định sử dụng VĐT của họ sẽ thấp hoặc không có ý định.
4.7. Kiểm định sự khác biệt
Kết quả kiểm tra T – test giữa biến giới tính và biến ý định sử dụng cho thấy, giá trị Sig. của thống kê Levene bằng 0,699 > 0,05 (Phụ lục 13) chứng tỏ phƣơng sai giữa các nhóm giới tính là đồng nhất. Ta sử dụng kết quả Sig. kiểm định t hàng Equal variances assumed đạt Sig. = 0,058 > 0,05, nhƣ vậy không có sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính nam và nữ trong ý định sử dụng VĐT.
Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của phƣơng sai theo nhóm năm học cho thấy, giá trị Sig. của thống kê Levene = 0,203 > 0,05 chứng tỏ phƣơng sai giữa các năm học là đồng nhất. Ta tiếp tục sử dụng kết quả Sig. của kiểm định F ở bảng ANOVA (Phụ lục 13), Sig. kiểm định F = 0,909 > 0,05 nên không có sự khác biệt ý định sử dụng VĐT giữa các năm học của sinh viên.
Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của phƣơng sai theo nhóm số tiền đƣợc gia đình tài trợ cho thấy, giá trị Sig. của thống kê Levene = 0,258 > 0,05 chứng tỏ phƣơng sai giữa các năm học là đồng nhất. Sử dụng kết quả Sig. của kiểm định F ở bảng ANOVA (Phụ lục 13), Sig. kiểm định F = 0,263 > 0,05 nên không có sự khác biệt ý định sử dụng VĐT giữa các nhóm số tiền đƣợc gia đình tài trợ của sinh viên.
Tóm tắt chƣơng 4
Chƣơng 4 trình bày các kết quả nghiên cứu. Phần đầu thống kê mô tả các đặc điểm cá nhân bao gồm giới tính, năm học của sinh viên, số tiền đƣợc gia đình tài trợ, các VĐT đƣợc sử dụng và tần suất sử dụng VĐT trong 1 tuần của sinh viên trƣờng Đại học Ngân Hàng TPHCM. Giải thích các kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan, mô hình nghiên cứu chỉ ra tất cả các biến trong mô hình đều có tác động đến ý định sử dụng VĐT bao gồm: dễ sử dụng, tính hữu dụng, bảo mật, sự tin tƣởng, ảnh hƣởng xã hội và thái độ. Cùng với đó, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng VĐT của sinh viên. Tác động mạnh nhất là yếu tố bảo mật (̂ = 0,294), tiếp theo lần lƣợt là sự tin tƣởng(
̂ = 0,293), ảnh hƣởng xã hội(̂ = 0,241), tính hữu dụng(̂ = 0,233), thái độ(̂ = 0,196) và cuối cùng là dễ sử dụng(̂ = 0,194). 3 4 1 5 2 6
Ngoài ra, kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định sử dụng VĐT trong sinh viên cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm các yếu tố giới tính, năm học của sinh viên, số tiền đƣợc gia đình tài trợ của sinh viên ảnh hƣởng đến ý định sử dụng VĐT của họ.
CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 5 sẽ trình bày các hàm ý quản trị, các kiến nghị giải pháp, hạn chế của nghiên cứu và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.