Nghiên cứu của Hồ Diễm Thuần (2012) đã đánh giá chất lƣợng dịch vụ NHĐT đối với khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình là mô hình SERVPEF và mô hình GRONROOS. Kết quả nhận đƣợc là có 06 yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng NHĐT: sự bảo đảm, khả năng đáp ứng và sự tin cậy, giá cả và phƣơng tiện vật chất, phƣơng tiện hữu hình và năng lực phục vụ, khả năng đáp ứng trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ. Trong đó, hai yếu tố là khả năng đáp ứng và sự tin cậy có ảnh hƣởng lớn nhất
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2014) đã khảo sát 300 mẫu phỏng vấn và ứng dụng mô hình công nghệ TAM để tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ Internetbanking tại TPHCM. Sau nghiên cứu đã xác định đƣợc 05 yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng Internet Banking là sự hữu ích, lợi ích, thái độ, kiểm soát hành vi, rủi ro tài chính, tiêu chuẩn chủ quan. Sự tin cậy là yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhất.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải (2016) sử dụng mô hình nhận thức rủi ro (TPR) và Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) để phân tích 200 mẫu dữ liệu nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet
Banking của khách hàng cá nhân tại Đà Nẵng. Năm yếu tố có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ Internet Banking: sự thuân tiện, website thân thiện với ngƣời dùng, rủi ro cảm nhận, giá cả và truyền thông tiếp thị. Trong đó ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking là truyền thông tiếp thị.
Trần Thị Diễm Phƣơng (2015) đã sử dụng mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để tìm hiểu các yếu tố tác động đến chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng cá nhân tại TPHCM. Tác giả đã khảo sát 200 mẫu dữ liệu và đƣa ra đƣợc 05 yếu tố độc lập ảnh hƣởng đến chấp nhận sử dụng Internet Banking: hiệu quả sử dụng, nỗ lực sử dụng, ảnh hƣởng xã hội, điều kiện hỗ trợ, rủi ro bảo mật. Loại bỏ yếu tố bảo mật, lần lƣợt yếu tố hiệu quả sử dụng có tác động mạnh nhất đến sử dụng Internet Banking, tiếp theo lần lƣợt là nỗ lực sử dụng, điều kiện hỗ trợ và ảnh hƣởng xã hội.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2015) đã thực hiên phỏng vấn sâu (10 mẫu) để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng có 04 nhân tố: thái độ, chuẩn chủ quan, tin tƣởng và sự tự chủ có tác động đến ý định sử dụng. Trong đó, tin tƣởng là nhân tố tác động mạnh nhất. Ngoài ra, thái độ chịu ảnh hƣởng bởi 03 nhân tố là cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, cảm nhận dễ sử dụng là yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy đƣợc đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là khách hàng cá nhân tại các thành phố lớn, kết quả cũng chỉ ra rằng các yếu tố có tác động chính đến ý định sử dụng là các yếu tố về bảo mật, niềm tin, sự hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng. Khác với các nghiên cứu đƣợc đề cập, khóa luận tập trung nghiên cứu đối tƣợng cụ thể là sinh viên tại Đại học Ngân hàng TPHCM, từ đó tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định VĐT của sinh viên.