Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 76 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nhân tố chủ quan

Tổ chức bộ máy kiểm soát cho NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ về cơ cấu về bộ máy quản lý kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Quảng Ninh

TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (𝑿̅) 1 Bộ máy KBNN có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý 10 15,71 17,14 30 27,14 3,49 2 Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể

7,14 18,57 18,57 34,29 21,43 3,44

3

Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc 4,29 7,14 17,14 34,29 37,14 3,93 4 Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân 5,71 12,86 14,29 34,29 32,86 3,76 5 Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở thích của cán bộ KBNN

4,29 11,43 17,14 28,57 38,57 3,86

Điểm trung bình chung Xtb = 3,69

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018)

Kết quả đánh giá của 188 đơn vị về cơ cấu về bộ máy quản lý kiểm soát chi tại KBNN Quảng Ninh đạt 𝑋̅= 3,69 xếp loại khá. Tiêu chí “Cơ cấu

nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc” đạt 3,93 điểm, xếp loại cao nhất, hiện nay cơ cấu nhân sự của bộ phận KSC là 138 cán bộ, trong đó KBNN mỗi huyện, thị xã, thành phố được bố trí 2-3 cán bộ, cơ cấu này đảm bảo cho thực hiện KSC chi thường xuyên NSNN. Tiêu chí “Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể” đạt 3,44 điểm, xếp điểm thấp nhất, lý do mặc dù số lượng bố trí 2-3 cán bộ làm KSC nhưng đồng thời 2 cán bộ này cũng thực hiện kiêm nhiệm cả công tác kế toán tại KBNN huyện, thị xã, thành phố, công việc cuối năm thanh toán với khối lượng công việc lớn nên chồng chéo thực hiện nhiệm vụ, gây khó khăn và áp lực cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

3.3.2.2. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi NSNN:

Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác KSC phải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình vì sự nghiệp an sinh xã hội mà Ngành đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện công tác KSC nguồn chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ KSC phụ trách, do đó mỗi cán bộ vừa phải là người theo dõi, giám sát quá trình vừa chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Kết quả đánh giá về trình độ của cán bộ KSC tại KBNN Quảng Ninh được đánh giá từ khách hàng là các đơn vị giao dịch tại bảng 3.12 với điểm trung bình X̅= 3,57 điểm xếp loại khá.

Bảng 3.16: Đánh giá kết quả về trình độ của cán bộ KSC tại KBNN Quảng Ninh

TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Khôn g đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (𝑿̅) 1 Nhân viên KBNN có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ tốt 4,31 10,34 18,1 29,31 37,93 3,86

2

Nhân viên KBNN có kỹ năng làm việc nhanh chóng, chính xác

6,9 12,93 18,97 27,59 33,62 3,68

3 Nhân viên KBNN có thái độ

vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình 10,34 12,93 24,14 32,76 19,83 3,39

4

Nhân viên KBNN săn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía đơn vị giao dịch

10,34 18,1 20,69 27,59 23,28 3,35

Điểm trung bình chung Xtb = 3,57

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018)

Đối với đánh giá về trình độ của cán bộ thực hiện KSC chi thường xuyên qua KBNN Quảng Ninh, tiêu chí xếp thứ nhất là “Nhân viên KBNN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt” đạt 3,86 điểm. Theo kết quả thống kê năm 2017 của KBNN Quảng Ninh, cán bộ có trình độ chuyên môn đại học chiếm 66,67% (tức là 92/138 cán bộ có trình độ ĐH), trình độ trên ĐH chiếm 8,69% (12/138 cán bộ có trình độ trên ĐH), trình độ cao đẳng chiếm 24,64% (34/138 cán bộ có trình độ cao đẳng). Hàng năm tổ chức và cử công chức tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về chính sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, trình độ công chức không ngừng được nâng cao; đồng thời từng bước cơ cấu, sắp xếp đội ngũ công chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu biên chế được giao. Tiêu chí xếp điểm thấp nhất “Nhân viên KBNN săn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía đơn vị giao dịch” đạt 3,35 điểm, nguyên nhân của kết quả này, do

khối lượng văn bản, thông tư hướng dẫn của KBNN trung ương và Bộ tài chính thay đổi và ban hành quy định mới về thực hiện công tác chi thường xuyên NSNN qua KBNN quy về một mối nên cán bộ KSC phải cập nhật và hiểu thông tin hướng dẫn cho đơn vị giao dịch, đôi lúc còn chịu áp lực của khối lượng công việc lớn gây ra sự chậm trễ giải quyết và giải đáp cho đơn vị giao dịch.

3.3.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phục vụ công tác kiểm soát chi NSNN

Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN, hệ thống thông tin- Tin học KBNN đã gắn liền với quá trình hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin. Mạng lưới máy tính và các thiết bị tin học đã được triển khai trên phạm vi toàn hệ thống KBNN Quảng Ninh. Mỗi đơn vị KBNN được phục vụ bởi hệ thống mạng cục bộ (Local Area Network), toàn bộ hệ thống KBNN Quảng Ninh được hoạt động trên một hệ thống mạng diện rộng (Wide Area Network), do vậy rất thuận tiện trong việc trao đổi và tổng hợp dữ liệu. Tất cả các nghiệp vụ KBNN đã được quản lý bằng các chương trình phần mềm nghiệp vụ, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về báo cáo tổng hợp của KBNN cấp trên và các cơ quan quản lý trên địa bàn.

Công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hoá công nghệ quản lý Kho bạc trên cả 3 mặt: Các quy trình nghiệp vụ được cải tiến và tổ chức một cách hoàn thiện, hợp lý hơn; phong cách làm việc của cán bộ trở nên hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn. Công nghệ thông tin - tin học đã khẳng định là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiệp vụ của ngành, giúp cho KBNN đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về quản lý, điều hành NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng trong nền kinh tế thị trường.

Tuy vậy, việc quản lý các mảng nghiệp vụ KBNN bằng hệ thống Thông tin – tin học chưa có sự kết nối toàn diện giữa các chương trình phần mềm ứng dụng của nội bộ KBNN và kết nối thanh toán ra bên ngoài, đặc biệt là với hệ thống ngân hàng trên địa bàn cũng như chưa có sự đáp ứng tối đa ra bên ngoài cho các đơn vị sử dụng NSNN khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)