5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Các nguồn thông tin, tài liệu thống kê về kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ninh các năm 2015-2017.
- Sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017.
- Các nghị quyết, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của KBNN Quảng Ninh từ năm 2015-2017;
- Quan điểm, định hướng và mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Mục tiêu điều tra: nhằm đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh, đồng thời đánh giá được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh.
* Quy mô mẫu
Số lượng các đơn vị sử dụng NSNN được KBNN Quảng Ninh thống kê có thời gian giao dịch tại KBNN được 5 năm đến thời điểm quý I/2018 là 353 đơn vị, tính số mẫu nghiên cứu theo công thức chọn mẫu của Slovin:
n = N 1+N.e2
Trong đó: N là tổng thể, e là sai số cho phép (chọn e=5%)
Từ công thức trên tính được mẫu điều tra là n = 188 đơn vị. Mục đích của điều tra mẫu này là đánh giá khách quan về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh như công tác lập kế hoạch kiểm soát, thực hiện kiểm soát và công tác thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN. Đồng thời đánh giá tác động của một số nhân tố đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh.
* Đối tượng điều tra: Đơn vị sử dụng NSNN tại các thành phố/ huyện/ xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
* Nội dung điều tra:đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh, phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh.
* Cách thức điều tra:
Bước 1: Tiến hành tính toán cỡ mẫu phù hợp.
Bước 2: Tiến hành chọn mẫu
Bước 3: Thực hiện điều tra.
Bước 4: Tổng hợp, phân loại và phân tích thống kê bằng phần mềm Excel.
Bước 5: Báo cáo kết quả.
Phương pháp tiến hành điều tra đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 mức độ: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không ý kiến; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.