Đối với KBNN Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 104 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.3. Đối với KBNN Trung ương

- Ban hành quy trình kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên đối với việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành trong hệ thống KBNN.

Mục đích, đưa kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên việc triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành thành một nội dung kiểm tra thường xuyên trong hệ thống KBNN nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu văn bản chế độ, triển khai thực hiện các văn bản chế độ mới tại các đơn vị KBNN.

Định kỳ, KBNN thống kê và công bố kịp thời danh mục các văn bản, chế độ, chính sách mới ban hành (dưới 24 tháng) hiện đang có hiệu lực, theo phần hành nghiệp vụ cụ thể, theo phân cấp thực hiện,... để phục vụ công tác kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên.

- Sớm xây dựng và ban hành quy trình kiểm soát chi NSNN theo hướng thủ tục đơn giản minh bạch, cụ thể, rõ ràng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của KBNN, đặc biệt là hệ thống cơ sở về truyền thông.

- Tăng cường nhân lực cùng với việc bố trí đào tạo, luân phiên công việc thường xuyên đối với cán bộ làm công tác kiểm soát chi.

- Chỉ đạo các cơ quan tài chính địa phương trong việc phân bổ dự toán cho các ngành, các cấp, địa phương, đảm bảo dự toán được giao phải trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược đề ra, tránh dàn trải như hiện nay.

- Chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan tài chính địa phương làm tốt việc đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện kịp thời việc quyết toán vốn NSNN nhất là với các công trình, dự án hoàn thành, trong đó tập trung thẩm định trình phê duyệt quyết toán dứt điểm các dự án chi từ nguồn NSNN đã hoàn thành tồn đọng từ lâu chưa được phê duyệt quyết toán.

KẾT LUẬN

Nước ta đang tiến hành chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, cải cách tài chính công là một nội dung quan trọng, với mục tiêu nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NSNN và đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN - một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NSNN, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Luận văn “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân

sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Quảng Ninh” đã giải quyết được một

số kết quả chính như sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách; kinh nghiệm thực tiễn được nghiên cứu qua hai bài học của

Hai là, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN và phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017; đồng thời đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh.

Ba là, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Quảng Ninh bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan.

Bốn là, trên cơ sở định hướng, quan điểm và mục tiêu về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, bao gồm:

Giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; Thực hiện cấp phát và kiểm soát các khoản chi NSNN trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá, dịch vụ; Tiếp tục hoàn thiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan KBNN và hiện đại hoá công nghệ; Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức về kiểm soát chi NSNN; và một số giải pháp khác. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước để hỗ trợ các giải pháp thực hiện trong thực tiễn, mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đề tài này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống các văn bản về mua sắm , quản lý, sử dụng, sửa chữa tài sản Nhà nước và chi tiêu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2005), Lịch sử Tài chính Việt Nam 1945- 2005, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống KBNN. 6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của

Bộ tài chính qui định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước.

7. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 1399/2015/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 8. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của

Bộ trưởng Bộ tài chính, hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung một số điều thông tư số 161/2012/TT-BTC.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005. Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ tài chính-Bộ nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập.

13. Chính phủ (2015), Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

14. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính

15. Học viện Tài chính (2010). Giáo trình quản lý chi Ngân sách nhà nước. NXB Tài chính, Hà Nội.

16. Lê Quang Hưng (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.

17. Kho bạc Nhà nước (2000), Cẩm nang kiểm soát chi NSNN qua KBNN,

NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Kho bạc Nhà nước (2005), KBNN Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. KBNN Quảng Ninh (2012-2016), Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

20. KBNN Quảng Ninh (2012-2016), Báo cáo tổng hợp KBNN Quảng Ninh.

21. KBNN Quảng Ninh (2015), Kỷ yếu 25 năm KBNN Quảng Ninh - Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển.

22. Trần Văn Lâm (2009), Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn Quảng Ninh. Luận án tiến sỹ Kinh tế - Học viện Tài chính.

23. Quốc Hội (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014

24. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 25. Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến

năm 2020, Nxb Tài chính, Hà Nội.

26. Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/02/2013 về việc ban hành một số quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis;

27. Kho bạc Nhà nước (2012), Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

28. Nguyễn Hồng Lam (2009), Một số ý kiến xung quanh quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua KBNN”,

29. Lê Hùng Sơn - Lê Văn Hưng (2003), Giáo trình Ngân sách nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Website 30. http://baodanang.vn/channel/5404/201710/buoc-dot-pha-cai-cach-hanh- chinh-tai-chinh-kho-bac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-qua-kho- bac-2573738/ 31. http://baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/tin-tuc/45223/don-gian-hoa-thu-tuc- hanh-chinh-nham-kiem-soat-hieu-qua-cong-tac-thu-chi-nsnn.html 32. www.Bacgiang.gov.vn

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Xin chào Ông/ Bà!

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ninh. Xin Ông/Bà bớt chút thời gian quý báu trả lời một vài thông tin sau đây. Tôi hy vọng Ông/ Bà sẽ đưa ra các ý kiến khách quan để có thể giúp đỡ cho tôi với kết quả đánh giá chính xác nhất cho nghiên cứu này.

Phần 1: Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:... 2 Tuổi:...3.Giới tính: □ Nam □ Nữ

4. Trình độ văn hoá:... 5. Chức danh công tác:...

Phần 2: Nội dung khảo sát

Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn theo mức độ sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý.

Tiêu chí Đánh giá Mức điểm

1 2 3 4 5

Công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN

qua KBNN

Lập dự toán theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đề ra

Căn cứ trên nguyên tắc của Luật NSNN

Các địa phương trong tỉnh đều có kế hoạch về chi thường xuyên NSNN hàng năm

Công tác lập kế hoạch KSC đảm bảo theo quy định của pháp luật

Việc chấp hành ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu của Luật NSNN

Công tác thực hiện dự toán chi NSNN qua

KBNN

Quy trình và thủ tục thực hiện công tác chấp hành đều tinh giản theo hướng đáp ứng nhu cầu NS thực tế cho địa phương

Cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho nhu cầu chi thường xuyên NSNN

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm

Cán bộ làm công tác thanh tra vô tư, liêm khiết

Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong quản lý KSC thường xuyên NSNN

Cơ cấu về bộ máy quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN

Bộ máy KBNN có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý

Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể

Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc Trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân

Việc sắp xếp nhân sự có sự cân nhắc tới nguyện vọng, sở thích của cán bộ KBNN

Trình độ của cán bộ KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Nhân viên KBNN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt

Nhân viên KBNN có kỹ năng làm việc nhanh chóng, chính xác

Nhân viên KBNN có thái độ vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình

Nhân viên KBNN săn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía đơn vị giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)