5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, phân công nhiệm vụ kiểm soát chi không tập trung
Quy trình kiểm soát chi tại KBNN phức tạp nhưng lại rất rễ gây ra kẽ hở trong kiểm soát, cùng một nội dung chi nhưng được bố trí từ nhiều nguồn khác nhau do vậy có thể nhiều bộ phận chuyên môn cùng kiểm soát, gây khó khăn cho cả phía Kho bạc trong kiểm soát và phía đơn vị sử dụng ngân sách trong việc thanh toán tiền từ NSNN.
Hai là, cán bộ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng
địa bàn (gồm Văn phòng KBNN tỉnh và 14 đơn vị KBNN huyện, thị xã, thành phố trực thuộc) còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng đặc biệt là ở KBNN cấp huyện. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian qua chưa cao.
3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Một là, vai trò của KBNN Quảng Ninh chưa được coi trọng
KBNN Quảng Ninh chưa có tính độc lập tương đối trong quá trình hoạt động là cơ quan quản lý tiền, tài sản quốc gia của Nhà nước và địa phương, do đó các cấp Chính quyền nhiều khi xem KBNN chỉ là cơ quan “Kho quỹ” của địa phương, từ đó dẫn đến chấp hành chưa nghiêm sự kiểm soát chi của KBNN.
Hai là, trình độ cán bộ của các đơn vị sử dụng NSNN còn thấp
Khả năng quản lý của đơn vị sử dụng NSNN còn hạn chế, mang dáng dấp gia đình chủ nghĩa. Đối với cán bộ lãnh đạo không nắm được nguyên tắc quản lý tài chính, thiếu ý thức chấp hành luật NSNN. Cán bộ nghiệp vụ tài chính của đơn vị thì không sâu về nghiệp vụ, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ của Nhà nước còn hạn chế do đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN.
Ba là, quy trình lập dự toán chưa được tuân thủ chặt chẽ
Trong khâu lập dự toán tại các đơn vị trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh chưa chú trọng đến nguyên tắc là lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên, kế hoạch được lập mang nặng tính chủ quan, khả năng thực thi còn hạn chế, dẫn đến việc phải thường xuyên điều chỉnh số liệu dự toán chi NSNN.
Bốn là, phân bổ dự toán mang tính khoán chi
Việc duyệt và phân bổ dự toán của hầu hết các đơn vị còn chậm, chất lượng của dự toán chi không cao, dự toán chi còn có khoảng cách khá xa so với quyết toán, việc phân bổ và giao dự toán theo phương thức “trọn gói” mang
nặng tính chất khoán chi. Từ đó dẫn đến tình trạng có đơn vị thừa kinh phí, có đơn vị thiếu kinh phí, do đó tình trạng điều chỉnh dự toán diễn ra thường xuyên.
Năm là, chất lượng báo cáo quyết toán của các đơn vị thấp
Công tác quyết toán chi NSNN của các đơn vị còn mang tính hình thức, chưa thực chất, tình trạng quyết toán theo số cấp phát là phổ biến do quy định cơ quan Tài chính duyệt quyết toán đến đơn vị dự toán cấp I, còn cơ quan chủ quản cấp trên thì chủ yếu là mang tính tổng hợp nguồn kinh phí đã nhận, đã sử dụng chứ chưa quan tâm kiểm tra toàn bộ các khoản chi tiêu của đơn vị cấp dưới, vì vậy KBNN Quảng Ninh gặp rất nhiều khó khăn, phải mất nhiều thời gian hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình kiểm soát chi.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI