Các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN

KBNN Quảng Ninh

- Chỉ tiêu đánh giá lập kế hoạch KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Tỷ lệ giữa thực hiện và

kế hoạch (%) =

Số chi thực hiện

x 100 Số chi kế hoạch

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng lập kế hoạch chi thường xuyên NSNN nhằm xem xét số dự toán có sát với nhu cầu của đơn vị trong sử dụng nguồn chi không.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện chi thường xuyên NSNN Tốc độ tăng chi (%) = Số chi năm (n) x 100

Số chi năm (n-1)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tốc độ tăng chi có lớn không, nếu tốc độ này trên 100% chứng tỏ năm sau có nhu cầu nguồn chị thường xuyên NSNN lớn và ngược lại.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN = Số lượng NNL đánh giá từng tiêu

Tiêu chí đánh giá công tác thanh tra,

kiểm tra

Tổng số NNL khảo sát

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên được thực hiện theo quy định pháp luật của nhà nước ở mức độ nào.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Quảng Ninh

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài Chính. Đây là mốc son đánh dấu sự ra đời của KBNN Việt Nam. Cùng với sự ra đời của hệ thống, KBNN Quảng Ninh được thành lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990. Khi đó đội ngũ CBCC tổng số 152 người, cơ cấu tổ chức có văn phòng Chi cục, 4 phòng nghiệp vụ và 12 Chi nhánh KBNN cơ sở trực thuộc. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, cán bộ có trình độ đại học 19 người, bằng 13%; trình độ cao đẳng và trung cấp 102 người, chiếm 67%, trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo 31 người, bằng 20%. Đến nay, đội ngũ CBCC KBNN Quảng Ninh lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng với tổng số 280 người được bố trí tại Văn phòng Kho bạc tỉnh (7 phòng nghiệp vụ) và 14 kho bạc huyện, thị xã, thành phố. Trong đó cán bộ nữ 158 người, chiếm 55,8%; trình độ sau đại học là 7 người chiếm tỉ lệ 2,5%, trình độ đại học 175 người, chiếm 62,5%; trình độ cao đẳng và trung cấp 56 người, chiếm 20%; trình độ sơ cấp 42 người, bằng 15%.

Quá trình xây dựng và phát triển, KBNN tỉnh Quảng Ninh luôn khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế, từ ngày 01/01/2000, theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển, thì hệ thống KBNN nói chung và KBNN tỉnh Quảng Ninh nói riêng được giao thêm nhiệm vụ: kiểm soát, thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Bộ Tài chính, KBNN và Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh ghi nhận. Với những thành tích đã đạt được KBNN Quảng Ninh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba giai đoạn 1994- 1998; Huân chương lao động hạng Nhì giai đoạn 1999-2003; và Huân chương lao động hạng Nhất cho giai đoạn 2004-2008; cùng nhiều phần thưởng cao quý khác tặng cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nước giao cho quản lý. Với mục tiêu lâu dài của toàn hệ thống là: Duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. KBNN Quảng Ninh đang tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn thách thức để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN với hiệu quả cao nhất”.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN Quảng Ninh

3.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ

Theo quyết định số: 1399/2015/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì KBNN tỉnh Quảng Ninh có một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

“a. Vị trí và chức năng

Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.” [9].

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước.

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật. - Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN tỉnh Quảng Ninh

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy KBNN Quảng Ninh

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - KBNN tỉnh Quảng Ninh)

Bộ máy giúp việc Giám đốc KBNN Quảng Ninh có 7 phòng gồm: - Văn phòng;

- Phòng Kế toán Nhà nước; - Phòng Kiểm soát chi; - Phòng Thanh tra; - Phòng Tin học;

- Phòng Tổ chức cán bộ; - Phòng Tài vụ;

Về cơ cấu tổ chức KBNN tỉnh Quảng Ninh gồm có 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc, được tổ chức theo hệ thống gồm: Văn phòng KBNN Quảng Ninh có 7 phòng và 14 KBNN huyện, thị xã trực thuộc. Tổng số cán bộ: 280 người trong đó có gần 50% cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN.

Các phòng thuộc KBNN Quảng Ninh làm việc theo chế độ chuyên viên. Điều hành các Phòng là Trưởng phòng, riêng Phòng Kế toán nhà nước là Kế toán trưởng nghiệp vụ, Phòng Tài vụ là Kế toán trưởng nội bộ KBNN tỉnh; giúp việc Trưởng phòng, Kế toán trưởng có các Phó trưởng phòng.

Ban Giám đốc Văn phòng Phòng Kế toán Nhà nước Phòng Kiểm soát chi Phòng Thanh tra Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ

Trưởng phòng, Kế toán trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN Quảng Ninh và trước pháp luật về việc: thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, quyền hạn về hướng dẫn chỉ đạo về chuyện môn đối với cấp huyện; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, chứng từ do bộ phận mình quản lý, quản lý cán bộ công chức tại đơn vị mình quản lý.

Các Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được phân công.

3.1.3. Kết quả hoạt động của KBNN Quảng Ninh qua một số năm

3.1.3.1. Quy mô khách hàng của KBNN Quảng Ninh

KBNN Quảng Ninh có mối quan hệ làm việc thường xuyên với các đơn vị trên địa bàn như: Cục thuế, Sở Tài chính, Hải quan, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác. Đó là mối quan hệ tác nghiệp, phối hợp giải quyết để đảm bảo thu chi NSNN trên địa bàn được nhanh chóng kịp thời. Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN có quan hệ giao dịch với KBNN Quảng Ninh rất lớn, liên tục tăng hàng năm.

Bảng 3.1: Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với KBNN Quảng Ninh từ năm 2015-2017 Chỉ tiêu/Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độphát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Đơn vị giao dịch 2194 2205 2221 11 0,5 16 0,73 100,61 Văn phòng KBNN tỉnh 579 581 585 2 0,35 4 0,69 100,52 Các đơn vị trực thuộc 1615 1624 1636 9 0,56 12 0,74 100,65 Tài khoản 11493 11545 11568 52 0,45 23 0,2 100,33 Văn phòng KBNN tỉnh 2448 2461 2467 13 0,53 6 0,24 100,39 Các đơn vị trực thuộc 9045 9084 9101 39 0,43 17 0,19 100,31

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của KBNN Quảng Ninh và tính toán của tác giả)

Qua bảng số liệu 3.1 nhận thấy quy mô số lượng các đơn vị và số tài khoản của các đơn vị giao dịch tại KBNN Quảng Ninh tăng. Về đơn vị giao dịch, năm 2015 có 2.194 đơn vị, năm 2016 có 2.205 đơn vị tăng 11 đơn vị tương ứng tăng 0,5%; năm 2017 có 2.221 đơn vị, tăng 16 đơn vị so với năm 2016, tương ứng tăng là 0,73%; tốc độ phát triển bình quân đạt 100,61%. Đối với số tài khoản, năm 2015 có 11.493 tài khoản, năm 2016 có 11.545 tài khoản, tăng 52 tài khoản, tương ứng tăng 0,43%; năm 2017 có 11.568 tài khoản, tăng 23 tài khoản tương ứng tăng 0,2% so với năm 2016; tốc độ phát triển bình quân đạt 100,33%. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với KBNN Quảng Ninh trong quá trình phát triển, xây dựng uy tín trong quá trình vận hành các hoạt động thuộc về thu chi ngân sách nhà nước.

3.1.3.2. Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

a. Công tác thu NSNN

Với chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh đã tổ chức các hoạt động tập trung các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vào kho bạc, đồng thời tổ chức kiểm soát thanh toán, chi trả các nhu cầu chi tiêu của các đơn vị giao dịch sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn đảm bảo ổn định cân đối ngân sách ở các cấp.

Bảng 3.2: Doanh số thu chi NSNN thực hiện tại KBNN Quảng Ninh từ năm 2015-2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độphát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng thu NSNN 14.163 16.308 19.656 2.145 15,15 3.348 20,53 117,81 Tổng chi NSNN 13.570 15.657 18.998 2.087 15,38 3.341 21,34 118,32

Cân đối ngân sách 593 651 658 58 9,78 7 1,08 105,34

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2015-20017 của KBNN Quảng Ninh và tính toán của tác giả)

Tại bảng 3.2 ở trên nhận thấy, tổng chi NSNN hàng năm đều nhỏ hơn so với tổng thu NSNN đảm bảo cân đối Ngân sách, không bị bội chi NSNN. Tỉnh Quảng Ninh có số chi ngân sách lớn và tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi theo các văn bản nhà nước, mọi khoản chi đều được kiểm soát nghiêm túc và chặt chẽ, tất cả các khoản chi qua Kho bạc đều được kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi chi, phát hiện và trả lại hồ sơ không đủ điều kiện thanh toán cho đơn vị, tránh thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả chi NSNN. Thu ngân sách tại tỉnh Quảng Ninh năm sau cao hơn năm trước, năm 2015 đạt 14.163 tỷ đồng, năm 2016 đạt 16.308 tỷ đồng, tăng 2.145 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,15%; năm 2017 tăng 3.348 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 20,53%, tốc độ phát triển bình quân đạt 117,81%, hàng năm số thu đều đạt và vượt kế hoạch so với dự toán do tỉnh Quảng Ninh tổ chức tốt công tác thu NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, hơn nữa tỉnh Quảng Ninh là tỉnh du lịch, các đối tượng nộp thuế hoạt động đa ngành nghề tạo nên nguồn thu ổn định cho tỉnh đảm bảo nhu cầu chi tiêu. Hàng năm tỉnh Quảng Ninh không phải nhận khoản thu trợ cấp cân đối từ Ngân sách Trung ương.

b. Cơ cấu chi NSNN tại KBNN Quảng Ninh

Những năm 2015-2017 số chi NSNN ổn định nhưng cơ cấu nội dung tính chất chi biến động ở từng lĩnh vực, từng mục chi cụ thể:

Đối với chi thường xuyên: chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi NSNN, khoản chi này gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền các cấp, đóng vai trò quan trọng của bộ máy quản lý Nhà nước. Nó mang tính chất tương đối ổn định là một sự đòi hỏi tất yếu mặc dù số chi năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng ít. Các khoản chi thường xuyên 5 năm qua chiếm từ 47% - 60% so với tổng chi NSNN;

Đối với chi đầu tư phát triển những năm này biến động tương đối và chiếm tỉ lệ từ 36%-52% tổng chi NSNN ở mức phát triển vì tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có ngành Du lịch phát triển, địa bàn rộng lớn, có tốc độ đô thị hóa nhanh, chi ĐTXD chủ yếu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện lưới, trường học, chi đầu tư nông thôn mới.

Bảng 3.3: Cơ cấu chi NSNN qua KBNN Quảng Ninh

ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độphát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng chi NSNN 13570 15657 18998 2087 15,38 3341 21,34 118,32

Chi thường xuyên 7809 8179 8936 370 4,74 757 9,26 106,97

Chi ĐTPT 5761 7478 10062 1717 29,8 2584 34,55 132,16

Cơ cấu (%) 100 100 100

Chi thường xuyên 57,55 52,24 47,04 -5,31 -9,23 -5,2 -9,95 90,41

Chi ĐTPT 42,45 47,76 52,96 5,31 12,51 5,2 10,89 111,7

(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN năm 2015-20017 của KBNN Quảng Ninh và tính toán của tác giả)

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp số liệu chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ %

Tổng chi thường xuyên NSNN 7.809 100 8.179 100 8.936 100

Trong đó:

Chi thanh toán cá nhân 3.729 48 3.755 46 4.116 46,1

(Chi lương, phụ cấp lương) 2.646 2.651 2.768

Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.354 30 2.450 30 2.859 32 Chi mua sắm, sửa chữa 318 4,0 367 4,4 465 5,2

Chi khác 1.408 18 1.607 19,6 1496 16,7

(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN năm 2015-2017 của KBNN Quảng Ninh)

Tổng chi thường xuyên NSNN 3 năm 2015-2017 không biến động nhiều, nhưng cơ cấu chi có biến động, cụ thể:

Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân

KBNN Quảng Ninh thực hiện kế toán kiểm soát chi thanh toán cá nhân đúng trình tự quy định trong thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; và các văn bản pháp luật có liên quan. Số chi thanh toán cá nhân tăng dần qua các năm tỷ lệ tương ứng với tổng chi thường xuyên qua các năm tăng, chiếm tỷ trọng lớn từ 40,1%-48% trong tổng số chi thường xuyên NSNN hàng năm. Nhìn vào cơ cấu chi ta thấy Chi thường xuyên chủ yếu cho con người, điều đó chứng tỏ các đơn vị sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)