5. Kết cấu của luận văn
4.4.1. Đối với Chính phủ
Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách trong quản lý NSNN, đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ và ổn định trong thời gian tương đối dài, tránh tình trạng chế độ chính sách, có khi chậm được sửa đổi, có khi lại thay đổi liên tục, quá nhiều như trong thời gian vừa qua.
Xuất phát từ thực tiễn kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Ninh tác giả kiến nghị với Chính phủ:
Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN: Đây là giải pháp mang tính vĩ mô, đòi hỏi phải có sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các bộ, địa phương trên cơ sở tích cực tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý NSNN để KBNN có căn cứ kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN.
Hai là, ban hành quy định cụ thể về việc tổ chức thực hiện, phối hợp tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc thực hiện và trách nhiệm của cơ chế, chính sách quản lý NSNN nói chung, kiểm soát chi NSNN nói riêng.
Ba là, dự án cải cách quản lý tài chính công nói chung, hệ thống quản lý thông tin ngân sách và KBNN nói riêng là một bước đột phá trong cải cách quản lý tài chính công, nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tiếp tục cần có sự đồng thuận, quyết tâm cao của hệ thống KBNN và Bộ Tài chính, đồng thời cần có sự quan tâm và hậu thuẫn của Chính phủ.