Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 82 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Một là, quy trình và thủ tục chi NSNN còn có kẽ hở

Luật NSNN quy định cấp phát trực tiếp đến đơn vị sử dụng NSNN, thực tế ở một số tổ chức như: Y tế, giáo dục, cơ quan Tài chính cấp phát qua đơn vị chủ quản, qua nhiều khâu, nhiều nấc. Vì vậy vốn NSNN không chuyển thẳng đến các địa chỉ cần thanh toán, mà còn đọng trên các tài khoản trung gian tại KBNN hoặc tại quỹ của đơn vị, như vậy rất rễ thất thoát NSNN mà KBNN không kiểm soát được.

Hai là, hình thức cấp phát không hợp lý

Theo thống kê, vốn ngân sách nằm ở các tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán trên địa bàn tỉnh còn nhiều do hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền (trong đó lớn nhất là tiền gửi của các đơn vị quốc phòng, công an và cơ quan đảng); Trong thực tế, cơ quan tài chính thường hay lạm dụng hình thức này ra lệnh chi cho KBNN chi ngân sách nhằm tránh cơ chế kiểm soát chi của KBNN.

Ba là, cơ chế kiểm soát chưa chặt chẽ

Việc quy định đơn vị sử dụng ngân sách có thể tạm ứng đối với các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán, sau đó đơn vị lập bảng kê chứng từ thanh toán

đề nghị KBNN chuyển những khoản đã tạm ứng sang thực chi NSNN (đối với các khoản chi không có hợp đồng) là không chặt chẽ. Do đó, KBNN không có các căn cứ cần thiết để kiểm tra, kiểm soát trong quá trình xuất quỹ ngân sách, ngăn chặn những khoản chi tiêu không hợp lệ và chi chạy kinh phí cuối năm.

Bốn là, phương thức cấp phát NSNN chưa hợp lý

Phương thức cấp phát NSNN hiện hành còn nhiều kẽ hở dễ gây ra thất thoát như phương thức “Ghi thu, ghi chi” rất dễ tạo nên sự tùy tiện, toạ chi ở các đơn vị sử dụng ngân sách, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp có thu…

Năm là, áp dụng không linh hoạt cơ chế “một cửa”, chưa thống nhất đầu mối kiểm soát chi

Thực tế việc thực hiện cơ chế một cửa đã dần đi vào nề nếp nhưng việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi của KBNN còn nhiều bất cập chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng giao dịch. Cùng một đơn vị giao dịch nhưng nội dung chi thường xuyên thì giao dịch tại Phòng Kế toán Nhà nước, nội dung chi đầu tư XDCB thì giao dịch tại Phòng Kiểm soát chi, chưa thống nhất đầu mối kiểm soát chi để khách hàng giao dịch chỉ phải giao dịch tại một cửa của KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quảng ninh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)