5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Kết quả hoạt động của KBNN Quảng Ninh qua một số năm
3.1.3.1. Quy mô khách hàng của KBNN Quảng Ninh
KBNN Quảng Ninh có mối quan hệ làm việc thường xuyên với các đơn vị trên địa bàn như: Cục thuế, Sở Tài chính, Hải quan, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác. Đó là mối quan hệ tác nghiệp, phối hợp giải quyết để đảm bảo thu chi NSNN trên địa bàn được nhanh chóng kịp thời. Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN có quan hệ giao dịch với KBNN Quảng Ninh rất lớn, liên tục tăng hàng năm.
Bảng 3.1: Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với KBNN Quảng Ninh từ năm 2015-2017 Chỉ tiêu/Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độphát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Đơn vị giao dịch 2194 2205 2221 11 0,5 16 0,73 100,61 Văn phòng KBNN tỉnh 579 581 585 2 0,35 4 0,69 100,52 Các đơn vị trực thuộc 1615 1624 1636 9 0,56 12 0,74 100,65 Tài khoản 11493 11545 11568 52 0,45 23 0,2 100,33 Văn phòng KBNN tỉnh 2448 2461 2467 13 0,53 6 0,24 100,39 Các đơn vị trực thuộc 9045 9084 9101 39 0,43 17 0,19 100,31
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của KBNN Quảng Ninh và tính toán của tác giả)
Qua bảng số liệu 3.1 nhận thấy quy mô số lượng các đơn vị và số tài khoản của các đơn vị giao dịch tại KBNN Quảng Ninh tăng. Về đơn vị giao dịch, năm 2015 có 2.194 đơn vị, năm 2016 có 2.205 đơn vị tăng 11 đơn vị tương ứng tăng 0,5%; năm 2017 có 2.221 đơn vị, tăng 16 đơn vị so với năm 2016, tương ứng tăng là 0,73%; tốc độ phát triển bình quân đạt 100,61%. Đối với số tài khoản, năm 2015 có 11.493 tài khoản, năm 2016 có 11.545 tài khoản, tăng 52 tài khoản, tương ứng tăng 0,43%; năm 2017 có 11.568 tài khoản, tăng 23 tài khoản tương ứng tăng 0,2% so với năm 2016; tốc độ phát triển bình quân đạt 100,33%. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với KBNN Quảng Ninh trong quá trình phát triển, xây dựng uy tín trong quá trình vận hành các hoạt động thuộc về thu chi ngân sách nhà nước.
3.1.3.2. Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
a. Công tác thu NSNN
Với chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh đã tổ chức các hoạt động tập trung các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vào kho bạc, đồng thời tổ chức kiểm soát thanh toán, chi trả các nhu cầu chi tiêu của các đơn vị giao dịch sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn đảm bảo ổn định cân đối ngân sách ở các cấp.
Bảng 3.2: Doanh số thu chi NSNN thực hiện tại KBNN Quảng Ninh từ năm 2015-2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độphát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng thu NSNN 14.163 16.308 19.656 2.145 15,15 3.348 20,53 117,81 Tổng chi NSNN 13.570 15.657 18.998 2.087 15,38 3.341 21,34 118,32
Cân đối ngân sách 593 651 658 58 9,78 7 1,08 105,34
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2015-20017 của KBNN Quảng Ninh và tính toán của tác giả)
Tại bảng 3.2 ở trên nhận thấy, tổng chi NSNN hàng năm đều nhỏ hơn so với tổng thu NSNN đảm bảo cân đối Ngân sách, không bị bội chi NSNN. Tỉnh Quảng Ninh có số chi ngân sách lớn và tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi theo các văn bản nhà nước, mọi khoản chi đều được kiểm soát nghiêm túc và chặt chẽ, tất cả các khoản chi qua Kho bạc đều được kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi chi, phát hiện và trả lại hồ sơ không đủ điều kiện thanh toán cho đơn vị, tránh thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả chi NSNN. Thu ngân sách tại tỉnh Quảng Ninh năm sau cao hơn năm trước, năm 2015 đạt 14.163 tỷ đồng, năm 2016 đạt 16.308 tỷ đồng, tăng 2.145 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,15%; năm 2017 tăng 3.348 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 20,53%, tốc độ phát triển bình quân đạt 117,81%, hàng năm số thu đều đạt và vượt kế hoạch so với dự toán do tỉnh Quảng Ninh tổ chức tốt công tác thu NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, hơn nữa tỉnh Quảng Ninh là tỉnh du lịch, các đối tượng nộp thuế hoạt động đa ngành nghề tạo nên nguồn thu ổn định cho tỉnh đảm bảo nhu cầu chi tiêu. Hàng năm tỉnh Quảng Ninh không phải nhận khoản thu trợ cấp cân đối từ Ngân sách Trung ương.
b. Cơ cấu chi NSNN tại KBNN Quảng Ninh
Những năm 2015-2017 số chi NSNN ổn định nhưng cơ cấu nội dung tính chất chi biến động ở từng lĩnh vực, từng mục chi cụ thể:
Đối với chi thường xuyên: chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi NSNN, khoản chi này gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền các cấp, đóng vai trò quan trọng của bộ máy quản lý Nhà nước. Nó mang tính chất tương đối ổn định là một sự đòi hỏi tất yếu mặc dù số chi năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng ít. Các khoản chi thường xuyên 5 năm qua chiếm từ 47% - 60% so với tổng chi NSNN;
Đối với chi đầu tư phát triển những năm này biến động tương đối và chiếm tỉ lệ từ 36%-52% tổng chi NSNN ở mức phát triển vì tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có ngành Du lịch phát triển, địa bàn rộng lớn, có tốc độ đô thị hóa nhanh, chi ĐTXD chủ yếu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện lưới, trường học, chi đầu tư nông thôn mới.
Bảng 3.3: Cơ cấu chi NSNN qua KBNN Quảng Ninh
ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016 Tốc độphát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng chi NSNN 13570 15657 18998 2087 15,38 3341 21,34 118,32
Chi thường xuyên 7809 8179 8936 370 4,74 757 9,26 106,97
Chi ĐTPT 5761 7478 10062 1717 29,8 2584 34,55 132,16
Cơ cấu (%) 100 100 100
Chi thường xuyên 57,55 52,24 47,04 -5,31 -9,23 -5,2 -9,95 90,41
Chi ĐTPT 42,45 47,76 52,96 5,31 12,51 5,2 10,89 111,7
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN năm 2015-20017 của KBNN Quảng Ninh và tính toán của tác giả)
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp số liệu chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Quảng Ninh
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ %
Tổng chi thường xuyên NSNN 7.809 100 8.179 100 8.936 100
Trong đó:
Chi thanh toán cá nhân 3.729 48 3.755 46 4.116 46,1
(Chi lương, phụ cấp lương) 2.646 2.651 2.768
Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.354 30 2.450 30 2.859 32 Chi mua sắm, sửa chữa 318 4,0 367 4,4 465 5,2
Chi khác 1.408 18 1.607 19,6 1496 16,7
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN năm 2015-2017 của KBNN Quảng Ninh)
Tổng chi thường xuyên NSNN 3 năm 2015-2017 không biến động nhiều, nhưng cơ cấu chi có biến động, cụ thể:
Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân
KBNN Quảng Ninh thực hiện kế toán kiểm soát chi thanh toán cá nhân đúng trình tự quy định trong thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; và các văn bản pháp luật có liên quan. Số chi thanh toán cá nhân tăng dần qua các năm tỷ lệ tương ứng với tổng chi thường xuyên qua các năm tăng, chiếm tỷ trọng lớn từ 40,1%-48% trong tổng số chi thường xuyên NSNN hàng năm. Nhìn vào cơ cấu chi ta thấy Chi thường xuyên chủ yếu cho con người, điều đó chứng tỏ các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được giao quyền tự chủ tiết kiệm khoản chi mua hàng hóa dịch vụ và chi khác để tiết kiệm ngân sách để chi cho con người như chi tăng thu nhập, chi phúc lợi tập thể...
Đối với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
Năm năm qua khoản chi này phát sinh vừa chiếm khoảng 30-32,6% tổng chi thường xuyên NSNN là do thực hiện tiết kiệm chi tiêu về hàng hóa dịch vụ.Đối với khoản chi này cán bộ kế toán KBNN kiểm tra tính đầy đủ, hợp
pháp, hợp lệ của giấy rút dự toán NSNN, hồ sơ chứng từ có liên quan theo quy định. Đối với những khoản chi dưới 20 triệu đồng là Bảng kê chứng từ thanh toán, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đối với những khoản chi kê khai trên bảng kê chứng từ thanh toán; Đối với những khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên đơn vị gửi hồ sơ chứng từ kèm theo phù hợp với từng khoản chi. Kho bạc kiểm soát, thanh toán đối với những khoản chi đủ điều kiện thanh toán theo quy định và hạch toán chi NSNN, lưu hồ sơ kiểm soát chi đúng theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính.
Đối với khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định
Khi nhận được hồ sơ chứng từ thanh toán, KBNN kiểm tra dự toán chi NSNN được cấp có thẩm quyền duyệt, hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đối với các khoản chi phải lựa chọn nhà thầu, đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền. Các khoản chi phải đúng định mức, có trong dự toán được duyệt. Khi khoản chi đủ điều kiện, KBNN thực hiện cấp phát thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản (là chủ yếu) hoặc bằng tiền mặt cho đơn vị để chi trả đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán, KBNN hạch toán tạm ứng cho đơn vị, khi đủ điều kiện thanh toán thì làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thực chi.
Số chi mua sắm, sửa chữa trong 5 năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi thường xuyên NSNN từ 3,7% đến 7,4% là do thực hiện tiết kiệm chi theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Đối với các khoản khác
Nhóm mục chi khác trong dự toán bao gồm các mục không nằm trong 3 nhóm mục trên của chi thường xuyên, số chi khác 5 năm qua chiếm tỷ lệ tương đối ổn định: năm 2015 số chi khác chiếm 18% chi thường xuyên, năm 2016 số
chi khác chiếm 19,6% chi thường xuyên, năm 2017 chi khác chiếm 16,7% chi thường xuyên NSNN, chứng tỏ công tác kiểm soát chi NSNN đã có hiệu quả và dần ổn định, các khoản chi ra từ ngân sách có nội dung rõ ràng.
Với nội dung chi này, KBNN kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ chi là bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng), giấy rút dự toán được chủ tài khoản chuẩn chi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện chi theo quy định.