- Liên hệ bản thân rút ra bài học.
KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học: 2020
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn 9 ---
Ngày kiểm tra: 26 /11 /2020 Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6,5 điểm)
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Phạm Tiến Duật ca ngợi người lính lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
1. Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
2. Vì sao tác giả lại thêm từ “bài thơ” vào nhan đề của tác phẩm mà tự nó đã là một bài thơ? 3. Xác định những từ thuộc trường từ vựng “thái độ, cảm xúc của con người” trong khổ 3,4 của bài thơ. Nêu tác dụng của những từ đó trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của người lính.
4. Trong bài thơ, nhà thơ có viết:
Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
(Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr. 132) Em hãy viết đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình đồng chí của người lính lái xe được khắc hoạ trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và một từ láy (gạch dưới và chú thích rõ câu nghi vấn và từ láy em đã sử dụng).
5. Kể tên một bài thơ trung đại em đã học ở cấp THCS cũng ca ngợi tình bạn. Nêu tên tác giả bài thơ đó
Phần II (3,5 điểm) Cho đoạn trích sau:
“Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
(Lỗi lầm và sự biết ơn, Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.160) 1. Xác định lời dẫn và kiểu lời dẫn trong đoạn văn thứ hai của phần trích trên.
2. Khi được người bạn cứu sống, nhân vật “anh” đã có hành động gì? Qua đó, em hiểu được điều gì về nhân vật “anh”?
3. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) bàn về ý kiến: “Lòng biết ơn làm con người sống đẹp hơn”
---Hết---
Ghichú: Điểm phần I: Câu 1(0.5điểm); Câu 2(1.0 điểm); Câu 3(1.0 điểm); Câu 4 (3.5điểm); Câu 5 (0.5 điểm)
Điểm phần II: Câu 1(0.5 điểm); Câu 2(1.0 điểm); Câu 3 (2.0 điểm)