HƯỚNG DẪN CHẤM

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề thi vào 10 ngữ văn theo cấu trúc mới (Trang 47 - 49)

- Liên hệ bản thân rút ra bài học.

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I

Câu 1 (2 đ)

-Chép chính xác khổ thơ. ( Sai một từ trừ 0,25, nếu sai 2 từ trở lên không cho

điểm) 0,5

- HCST: T11/1980, khi nhà thơ đang lâm trọng bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, khi đất nước vừa thống nhất, còn gặp nhiều khó khăn...

- HCST có ý nghĩa trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm:

+ Dù nhà thơ đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả không hề có chút suy nghĩ về bản thân, ngược lại ông luôn lạc quan yêu đời, khát khao được dâng hiến trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc.

+ HCST đó nói lên khát vọng được cống hiến cho đất nước dù ở bất cứ gia đoạn nào của cuộc đời.

+ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác đó thì tác phẩm càng trở nên ý nghĩa và khát vọng càng trở nên tươi đẹp.

( HS nêu được 2/3 ý vẫn được 1 điểm)

0.5

1.0

Câu 2 (1 đ)

Không thể thay từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” vì:

Tuy cả hai từ đều là từ tượng thanh để gợi tả tiếng động nhưng chúng vẫn có những sắc thái ý nghĩa không giống nhau.

+ Từ “lao xao ”chỉ đơn thuần gợi tả âm thanh

+ Từ “xôn xao” đặt trong ngữ cảnh bài thơ không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộp nhịp lao động của đất nước sau chiến thanh mà còn là những cảm xúc mãnh liệt, nhịp điệu náo nức trước không khí khẩn trương lao động dựng xây đất nước.

+ Chính vì vậy, không thể thay thế bởi nếu làm vậy sẽ mất đi giá trị ý nghĩa của bài thơ. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (3.5 điểm)

- Đoạn văn Qui nạp, dung lượng khoảng 12 câu.

- Ngữ pháp: Thành phần biệt lập phụ chú, phép thế (có chú thích) - Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về khổ thơ 2

+ Mùa xuân của đất nước với hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước…

+ Hình ảnh lộc xuân làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước…

+ Sức sống của mùa xuân đất nước còn cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao, nhịp điệu tất bật khẩn trương của con người Việt Nam trong giai đoạn mới..

+ Nghệ thuật: Cấu trúc song hành, nhịp thơ nhanh, ẩn dụ…cho thấy tác giả yêu 0.5 1.0

đời lạc quan cùng niềm hi vọng mới cho đất nước..

Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm.

Câu 4 (0.5 điểm)

- VB: Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng) - Cảnh ngày xuân…

0.25 0.25

PHẦN II

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5

Câu 2 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu: Liệt kê

Tác dụng: + Diễn tả được đầy đủ hơn sâu sắc hơn những hy sinh thầm lặng của biết bao con người trong đại dịch Covid 19.

+ Tăng hiệu quả diễn đạt, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

0,25 0.25 Câu 3 Hình thức:+ Đúng đoạn văn+ Không ngắn quá hoặc viết vượt số câu

+ Sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả.. 0.5 đ

Nội dung: Mở đoạn: Dẫn dắt nêu được vấn đề nghị luận

Thân đoạn:

Giải thích : Tinh thần tự học. (Học: là quá trình tiếp thu tri thức, kĩ năng. Tự

học: Tự mình lĩnh hội tri thức, là hành trình tiếp thu độc lập…)

Biểu hiện: Tại sao mỗi người phải tự học nhất là trong giai đoạn dịch bệnh như

hiện nay?

+ Tự học thu nhận được kiến thức bổ ích

+ Làm phong phú kho kiến thức của mình, là cách đánh giá nhân cách con người..

Chứng minh:

+ Xưa – nay, trong nước – ngoài nước, các lĩnh vực khác nhau ( Doanh nhân, nông dân, công nhân….tự học?)

Bàn luận mở rộng:

+ Nếu không tự học con người sẽ? ( lạc hậu..)

+ Tự học không có nghĩa là không cần trường lớp thầy cô..

+ Tự học cũng cần có phương pháp, có phương tiện có cơ sở tra cứu dữ liệu…

Bài học:

+ Nhận thức: Nhận ra ý nghĩa bài học to lớn của tinh thần tự học

+ Hành động: Tự học ở nhà, trong cuộc sống hay nhiều nguồn khác nhau..

Kết đoạn: Tinh thần tự học chính là lời khuyên để mỗi người thành công hơn

trong cuộc sống…

1.5

PHÒNG GD-ĐT QUẬN HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề thi vào 10 ngữ văn theo cấu trúc mới (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w