UBND QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG THCS ĐẠI KIM Môn Ngữ Văn – LớpĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II9- Tiết: 131,132
Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/03/2021
ĐỀ 01Phần I (6.0 điểm) Có nhà thơ đã viết: Phần I (6.0 điểm) Có nhà thơ đã viết:
...Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao... Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục - 2018)
Câu 1. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ em vừa xác định ở trên?
Câu 3. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu hãy làm rõ cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân của đất nước qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thành phần tình thái (gạch chân, chú thích rõ).
Câu 4. Hãy kể tên một bài thơ khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng thể loại với bài thơ xác định ở trên và nêu rõ tên tác giả.
Phần II (4.0 điểm)Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BỐN NGỌN NẾN
Trong một căn phòng lặng thinh có bốn ngọn nến đang cháy. Ngọn nến thứ nhất nói: - Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.
Ngọn nến thứ hai nói:
- Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi. Ngọn nến thứ ba lên tiếng:
- Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.
Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao ba ngọn nến lại tắt?
Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:
- Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì tôi chính là hiện thân của hi vọng.
Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.
(Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ - Trương Thiết Thành - NXB văn hóa)
Câu 1. Câu văn: “Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.” là kiểu câu gì xét theo cấu tạo?
Câu 2. Xác định và phân tích giá trị biện pháp tu từ đặc sắc trong văn bản trên.
Câu 3. Nếu em là một trong ba ngọn nến bị tắt, em sẽ nói gì với ngọn nến hi vọng sau khi mình được thắp sáng trở lại?
Câu 4. Từ ý nghĩa của văn bản trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người.
HẾT
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IIMÔN: NGỮ VĂN 9 MÔN: NGỮ VĂN 9
ĐỀ 01
Phần/ Câu Đáp án Điểm
Phần I. (6.0 điểm) Câu 1
(1,0 điểm) - Văn bản: “ Mùa xuân nho nhỏ” - Tác giả: Thanh Hải
- HCST: Tháng11 năm 1980, được viết không bao lâu trước khi tác giả qua đời.
-> Bài thơ cho thấy được tình yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện được cống hiến của nhà thơ
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm) Ý nghĩa nhan đề:
- Là một sáng tạo nghệ thuật, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. - Hình ảnh mùa xuân là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân vốn là ý niệm thời gian vô hình, trừu tượng lại được gắn với tính từ (từ láy) "nho nhỏ" làm cho mùa xuân như có hình có khối.
- "Nho nhỏ": thể hiện quan điểm của tác giả về sự hòa nhập, thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Nhan đề như một ẩn dụ nói về một cuộc đời đẹp đẽ, một lẽ sống cao cả, thể hiện ước muốn chân thành, tha thiết của tác giả cũng như mọi người: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, lặng lẽ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
->Nhan đề góp phần bộc lộ chủ đề bài thơ: Ca ngợi tình yêu, sự gắn bó tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành của nhà thơ.
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 3 (3,5
điểm) Đoạn văn cần đảm bảo:* Về hình thức :
- Đoạn văn T-P-H, khoảng 12 câu
- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày rõ ràng, sạch sẽ
* Về nội dung:
Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề: cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, cách mạng
Thân đoạn: