- Liên hệ bản thân rút ra bài học.
HẾT ĐÁP ÁN CHẤM
TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT MÔN: VĂN LỚP
MÔN: VĂN LỚP 9 Thời gian: 120 phút
Ngày kiểm tra:26/02/2021
Phần I: (7 điểm)
Một bạn học sinh chép lại hai khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy như sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng in phăng phắc Đủ cho ta giật mình.
Câu 1. Cho biết, bạn học sinh đã chép sai ở chỗ nào? Chép lại chính xác hai khổ thơ sau khi đã sửa lại. Câu 2. Em có nhận xét như thế nào về bố cục của bài thơ ?
Câu 3. Trong câu thơ thứ nhất “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Hãy trình
bày tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: cuộc gặp gỡ bất ngờ với vầng trăng đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với nhân vật trữ tình. Hãy viết một đoạn văn kiểu tổng phân hợp khoảng 10 câu phân tích hai khổ cuối của bài thơ “Ánh trăng” để làm sáng tỏ ý kiến trên (trong đoạn có sử dụng lời dẫn gián tiếp, một câu
bị động).
Câu 5. Tại sao nói ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng” có tính khái quát cao.
Phần II: (3 điểm)
“Bếp lửa” là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Bằng Việt.
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2. Thông qua bài thơ, tác giả Bằng Việt đã thể hiện một triết lý giản dị mà vô cùng sâu sắc. Hãy
cho biết triết lý được tác giả gửi gắm trong bài thơ là gì?
Câu 3. Bao trùm bài thơ “Bếp lửa” là lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Có người nói: “biết ơn là cảm xúc khi ta đã trưởng thành”. Hãy viết một văn bản khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Chúc em làm bài tốt !
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ