Câu2 Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Nếu bạn không theo đuổi nó,

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề thi vào 10 ngữ văn theo cấu trúc mới (Trang 110 - 113)

- Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả:

Câu2 Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Nếu bạn không theo đuổi nó,

chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.”

Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn

0,5

Câu 3 Xét về mục đích nói, câu văn “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.” thuộc kiểu câu cầu khiến

0,5

Câu 4 * Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người.

* Viết đoạn nghị luận xã hội: Học sinh cần đảm bảo những yêu cầu về:

- Nội dung: có những hiểu biết đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của ước mơ với sự thành công của mỗi người:

+ Giải thích được cách hiểu vềước mơ( điều tốt đẹp mà con người khao khát, tha thiết, ước mong hướng tới và đạt được...)

+ Trình bày được ý nghĩa, vai trò của ước mơ đối với cuộc đời của mỗi con

người: giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai; là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt khó khăn hướng đến những điều tốt đẹp; ước mơ giúp con người sống tích cực, có tâm hồn trong sáng, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn...

+ Phê phán những người sống không có mục tiêu, hoài bão, không có ước mơ...

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân

- Hình thức: là một đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có độ dài theo qui định…

Lưu ý: Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên lí giải phải tích cực, hợp lí, thuyết phục. Phần nêu bài học nhận thức và hành động cần rõ ràng, cụ thể. Không cho điểm đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm.

0,5

Phần II (6,0 điểm)

Câu 1 Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới khổ thơ nào đã học trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải? Chép chính xác khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Chép chính xác khổ thơ: “ Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.”

- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết vào tháng 11năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh (không lâu sau ông qua đời). Đây là thời kỳ đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Bài thơ là lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại với cuộc đời.

0,5

0,5Câu 2 Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ cuối của khổ thơ Câu 2 Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ cuối của khổ thơ

em vừa chép.

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ cuối: gợi hình ảnh đất nước nhỏ bé, khiêm nhường nhưng lung linh, tỏa sáng, vĩnh hằng, bất diệt...; đồng thời thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm tin của tác giả, của nhân dân về đất nước mình...

1,0

Câu 3 “Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời". Coi đây là câu mở đoạn, hãy viết tiếp 10- 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn có sử dụng phép thế và câu hỏi tu từ.(gạch chân và chú thích rõ).

Học sinh hoàn thành đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu:

* Mở đoạn: sử dụng câu mở đoạn đã cho.

* Khai triển đoạn: biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (giọng điệu, ngôn ngữ thơ, cách sử dụng các hình ảnh, phép tu từ...) có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Cụ thể:

- Khát vọng của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót, một cành hoa, một nốt trầm…

+ Việc lặp lại những hình ảnh thiên nhiên => Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.

- Hiệu quả của các biện pháp NT: điệp từ “ta”; điệp ngữ “dù là” ; đảo ngữ “lặng lẽ”; phép ẩn dụ…

=> Khát vọng dâng hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, góp phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm nhường, không kể tuổi tác…

- Đánh giá: Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.

* Yêu cầu về Tiếng Việt

- Có sử dụng hợp lí phép thế (gạch dưới và chú thích)

- Có sử dụng hợp lí một câu hỏi tu từ (gạch dưới và chú thích)

(Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc sai kiểu đoạn (nhiều đoạn) trừ 0.5 điểm.

0,5

Câu 4 Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về

những con người đã lặng lẽ dâng hiến cả tuổi trẻ, sức lực xây dựng đất nước. Ghi rõ tên tác giả

Học sinh xác định đúng văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” Tác giả: Nguyễn Thành Long

0,250,25 0,25

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề thi vào 10 ngữ văn theo cấu trúc mới (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w